Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (17-24/6/2011)

 

Theo hiệp hội Sắt thép Thế Giới (WSA), sản lượng thép thô trong tháng 5/2011 của 64 quốc gia sản xuất thép trên Thế Giới là 130 triệu tấn, tăng 4.2% so với năm ngoái.

Sản lượng thép thô của một số nước trên Thế Giới trong tháng 5/2011 (10000 tấn)

 

Sản lượng

Tăng so với năm ngoái %

Trung Quốc

6020

7.8

Nhật Bản

900

- 7.0

NamHàn

590

12.8

Đức

410

1.1

Ý

260

6.9

Mỹ

730

0.1

 

Thị trường thép Thế Giới có một số biến đổi trong tuần này; cụ thể, thị trường Mỹ vẫn ổn định, thị trường Châu Âu được cải thiện, giá xuất khẩu của CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) tăng nhưng lượng giao dịch ít; thị trường Châu Á giảm.

Chỉ số giá thép trên Thế Giới theo SteelHome

 

Chỉ số

Mức thay đổi trong tuần %

Chỉ số giá thép Thế Giới

145.39

- 0.59

Mỹ

139.38

--

Châu Âu

136.44

0.82

Châu Á

150.93

- 1.31

Thép dẹt

135.52

- 0.42

Thép dài

161.37

- 0.98

 

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Tuần này, giá thép cuộn xây dựng mới nhất tại các nhà máy thép của Mỹ vẫn ở mức USD 825-850/tấn, bằng với tuần trước. Lượng cầu thép dài ảm đạm khi mùa hè đến, vì thế các nhà máy thép của Mỹ khó có thể tăng giá liên tục.

Các nhà máy thép của Mỹ vẫn giữ giá xuất xưởng thép tấm cho tháng 7/2011. Hiện giá giao ngay của thép tấm A36 là USD 1080-1100/tấn Mỹ. Tập đoàn Nucor cho biết đã có nhiều bất ổn trong nền kinh tế Mỹ vì ngành công nghiệp sản xuất không có tiến bộ gì đáng kể. Severstal cũng cho biết lượng cầu thép của Mỹ không lạc quan trong thời gian ngắn vì ngành công nghiệp sản xuất và ngành bất động sản đều có vài dấu hiệu suy yếu. Tuy nhiên, Sevestal lại có cái nhìn lạc quan dài hạn vì Mỹ có cơ sở hạ tầng hoàn hảo và đầy đủ nguyên vật liệu về quặng sắt và than cốc; ngoài ra, sự gia tăng dân số liên tục sẽ đẩy lượng cầu thép tăng.

Phế liệu: giá phế liệu của Mỹ tăng và giá xuất khẩu vẫn ổn định. Giá trung bình của phế liệu H1 tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia trong ngày 20/6/2011 là US$415.83/tấn dài, tăng US$1.66/tấn dài so với tuần trước. Trong số đó, giá trung bình của phế liệu H1 tại Pittsburgh và Trung Quốc vẫn lần lượt không đổi là US$409.5/tấn dài và US$419.5/tấn dài. Tuy nhiên, giá tại Philadelphia lại tăng US$5/tấn dài là US$418.5/tấn dài. Cùng lúc đó, giá trung bình của phế liệu bó số 2 cũng không đổi là US$352/tấn dài.

Nhập khẩu: hôm thứ 3, Viện Sắt thép Mỹ (AISI) cho biết dựa theo số liệu sơ bộ của Cục điều tra dân số Mỹ, Mỹ đã nhập khẩu 2,692,000 tấn thép thuần (nt) trong tháng 5/2011 và nhập khẩu 1,838,000 tấn (nt) thép thành phẩm. So với số liệu cuối tháng 4/2011, tổng lượng thép nhập khẩu tăng 6%; tuy nhiên, lượng thép thành phẩm nhập khẩu giảm 5%. AISI cũng cho biết rằng thị phần nhập khẩu thép thành phẩm trong tháng 5/2011 được ước tính là 21% và so với cùng kỳ năm trước cũng là 21%. Mặc dù lượng nhập khẩu thép thành phẩm giảm toàn bộ trong tháng 5, nhưng vẫn có một vài sản phẩm của nhà máy thép tăng đáng kể. Lượng nhập khẩu thép cuộn xây dựng trong tháng 5 tăng 35% so với tháng 4; lượng nhập khẩu thép tấm dạng cuộn tăng 23%; lượng nhập khẩu thép dùng cho ngành dầu tăng 15% và thép kết cấu loại dày tăng 14%. So với số liệu năm ngoái, lượng nhập khẩu thép tròn tăng 55%, sản phẩm thép dùng cho ngành dầu tăng 41% và thép thanh cán nóng tăng 25%.

Trong tháng 5/2011, khối lượng nhập khẩu lớn nhất về thép thành phẩm từ nước ngoài là Nam Hàn (213,000 tấn thuần) mặc dù lượng nhập khẩu giảm 31% so với tháng 4/2011. Các nhà xuất khẩu thép lớn khác là Nhật Bản (131,000 tấn thuần và tăng 16%); Trung Quốc (119,000 tấn thuần và tăng 23%); Đức (78,000 tấn thuần và tăng 8%); Thổ Nhĩ Kỳ (69,000 tấn thuần và giảm 42%).

Năng suất: Ngành công nghiệp Sắt thép Mỹ cho biết tính đến ngày cuối tuần 18/6/2011, sản lượng thép thô trong trong nước là 1,858,000 tấn thuần trong khi công suất sản xuất là 76%, tăng 0.9% so với sản lượng 1,841,000 tấn với công suất sản xuất là 75.3% của cuối tuần trước 11/6/2011. Sản lượng tính đến ngày cuối tuần 18/6/2010 là 1,816,000 tấn với công suất sản xuất là 75.4%. Sản lượng trong tuần này tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Giá thép của Châu Âu vẫn còn thấp để hạn chế khối lượng nhập khẩu và để cải thiện lượng cầu đang yếu.

Thổ Nhĩ Kỳ: các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không giảm giá thép dài vì các đơn đặt hàng trong tháng 7/2011 đã kín, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm giá xuất khẩu thép tròn USD 10-15/tấn còn USD 725-740/tấn (theo điều kiện FOB).

CIS: Ukrainian Zaporizhya đã cố tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng thêm USD 20/tấn nhưng vẫn không thu hút được hợp đồng nào ở mức giá đó. Nếu Zaporizhya tăng giá thành công thì giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng đến Trung Đông sẽ là USD 685/tấn (theo điều kiện FOB) và đến Châu Phi là USD 700/tấn (theo điều kiện FOB).

Nhà máy Magnitogorsk của Nga đang tăng thêm USD 5/tấn đối với hàng giao trong tháng 7/2011 là USD 710-720/tấn (theo điều kiện FOB).

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Đại diện bên mua của Nam Hàn và các nhà máy thép Nhật đã ký kết mức giá thép cuộn cán nóng giao trong tháng 6/2011 là USD 720-740/tấn (theo điều kiện FOB).

Nippon Steel sẽ tăng giá xuất khẩu thép silic cho hợp đồng tháng 4-9/2011 đến Châu Âu và các nhà sản xuất động cơ mô tô điện của Mỹ là USD 300-400/tấn. Việc thiếu nguồn cung thép silic là nguyên nhân chính của sự tăng giá.

Trong hợp đồng tháng 7-8/2011, Nam Hàn vẫn giữ giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng đến khu vực Đông Nam Á là USD 720/tấn (theo điều kiện FOB) vì lượng cầu thép trên Thế Giới giảm. Sản lượng xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nam Hàn đang giảm dần từ tháng 3/2011 (420,000 tấn) đến tháng 5/2011 (380,000 tấn). Tuy vậy, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng không thể giảm hơn nữa vì chi phí vận hành của các nhà máy thép cao.

Việt Nam: Hiệp hội Sắt thép Việt Nam (VSA) đã bày tỏ sự phản đối việc áp đặt thuế xuất khẩu 3% đối với phôi thép và một số sản phẩm thép mà Bộ Tài chính Việt Nam (VFM) đề xuất. VFM đã đề xuất áp đặt thuế xuất khẩu 3% đối với thép kết cấu, thép cuộn cán nguội, thép ống hàn và thép tấm chống trượt mạ màu để hạn chế lượng xuất khẩu. VFM cho rằng ngành công nghiệp thép Việt Nam đang có được lợi nhuận lớn là do tận dụng giá điện rẻ trong nước. Tuy nhiên, hiệp hội Sắt thép Việt Nam (VSA) đang phản đối điều đó một cách mạnh mẽ.

Nguồn tin: Steelhome

ĐỌC THÊM