Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiếp tục đầu tư dự án nhà máy cán thép

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương

- Theo ông, cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ thép trong bối cảnh thép sản xuất trong nước đang phải cạnh tranh quyết liệt với thép ngoại nhập, đặc biệt là thép Trung Quốc?

Do kinh tế toàn cầu suy thoái, các nước sản xuất thép dư thừa lượng thép thành phẩm rất lớn và đang tìm mọi cách xuất khẩu. Việt Nam là thị trường lý tưởng cho các công ty nước ngoài, song nước ta chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh, cụ thể là chưa sử dụng công cụ thuế để chống bán phá giá trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Việt Nam phản ứng còn chậm so với nhiều quốc gia phát triển khác. Tôi nghĩ, Nhà nước cần nghiên cứu vấn đề này và có biện pháp quyết liệt hơn. Ngoài ra, cần kiểm tra chặt chẽ hơn thép nhập khẩu để tránh tình trạng khai gian dối là thép sản xuất que hàn, thép hợp kim để được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp.

Từ 1/4/2009, thuế nhập khẩu thép đã được điều chỉnh tăng, tạo thuận lợi cho sản xuất thép trong nước. Ngoài việc tăng thuế nhập khẩu thép, Nhà nước cần hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

Theo Thông tư 58, thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm phôi thép tăng từ mức 5% lên 8%, một số sản phẩm thép cuộn cán nguội tăng từ 7% lên 8%, thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, sản phẩm dây thép cacbon tăng 5% và 8% lên mức 10%, ống thép hàn tăng từ 8% lên 10% và một số sản phẩm tráng kim loại, sơn phủ màu tăng từ 1% đến 2% tương ứng. Theo tôi, mức tăng như thế còn thấp không đủ để làm rào cản các nước bán phá giá vào Việt Nam. Ví dụ như Mỹ, để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước họ đánh thuế thép nhập khẩu lên tới 40%. Tôi nghĩ, Nhà nước nên tăng thuế nhập khẩu phôi thép lên 15% và thép thành phẩm lên 22%.
Với Thép Việt, kế hoạch sản xuất kinh doanh thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Nhằm tăng tính cạnh tranh trong tình hình thị trường thép thế giới nhiều biến động, Thép Việt Group tiếp tục đầu tư vào dự án nhà máy cán thép xây dựng hiện đại tại KCN Phú Mỹ 1, công suất 500.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ nạp phôi nóng trực tiếp từ nhà máy luyện, giảm đáng kể chi phí gia nhiệt trong quá trình cán thép thành phẩm, tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Dự kiến, tháng 6/2009, nhà máy cán thép Pomina sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng sản lượng thép xây dựng Pomina lên 1,1 triệu tấn/năm. Tiếp sau dự án trên, Công ty Pomina tiếp tục đầu tư vào dự án lò luyện phôi có công suất 1 triệu/tấn năm, sử dụng công nghệ châu Âu, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2011 và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các công ty trên thế giới.

Xin cám ơn ông!
 
(CôngThương)

ĐỌC THÊM