Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

"Thép đã tôi thế đấy"

Thưa các bạn, thêm một dự án thép khổng lồ ven biển, đây là thông tin được dư luận quan tâm đặc biệt.

Đó là dự án Thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen (TĐHS) gồm 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ.

Khi hoàn thành, dự án có thể tạo công ăn việc làm cho khoảng 45.000 lao động. Nghe rất hấp dẫn, vì việc làm đang là câu chuyện đáng quan tâm.

Nếu dự án được triển khai, Việt Nam sẽ trở thành công xưởng sản xuất thép của khu vực với hàng loạt công trình lớn do doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư. Với mức công suất trên, TĐHS cũng sẽ là doanh nghiệp có công suất sản xuất thép lớn nhất.

Ảnh minh họa.

Năm 2015, Hoà Phát - đại gia thép số một tại Việt Nam cũng chỉ mới đạt sản lượng 1,38 triệu tấn. Công suất 16 triệu tấn một năm của dự án cũng vượt qua (gấp đôi) đại gia FDI đến từ Đài Loan là Formosa Hà Tĩnh với công suất 7,5 triệu tấn giai đoạn 1, tổng vốn đầu tư là 10 tỷ USD.

Dự án được triển khai trong bối cảnh dư luận có nhiều nghi ngại trước tác động môi trường của những dự án thép, đặc biệt kể từ sau sự cố xả thải tại Formosa Hà Tĩnh đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung hồi đầu năm nay.

Dư luận có quyền quan ngại, bởi môi trường sống là của chung muôn loài, đặc biệt là cho con người hôm nay và mai sau.

Dường như để làm yên dư luận, TĐHS cho biết sẽ xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải đồng bộ, ứng dụng công nghệ tái sử dụng các chất thải.

TĐHS hứa xây dựng hệ thống hồ điều hòa chứa nước mưa và nước thải sau xử lý để tái sử dụng và tạo cảnh quan sinh học cho khuôn viên dự án; thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các đơn vị được ủy thác xử lý chất thải.

Tin chắc rằng trước đây Formosa cũng “cam kết” không kém phần bay bổng. Ai cũng biết, ngành công nghiệp thép (CNT) từng nhiều lần đóng vai trò là một trong những trụ cột của nền kinh tế các quốc gia.

Nhưng hiện tại, CNT đã chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, vốn được gọi là quá trình xuất khẩu ô nhiễm. Ngành CNT làm gia tăng áp lực về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người, từ ô nhiễm tiếng ồn, đất, nước và không khí. Mang lại tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia, nhưng cái giá phải trả lại quá lớn.

Theo các chuyên gia, sản xuất một tấn thép sẽ thải ra khoảng 10.000m3 khí thải, 100kg bụi và 80m3 nước thải. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định: Sẽ đóng cửa Formosa nếu tái diễn sự cố môi trường.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 27/8 ông đã nhấn mạnh yêu cầu tiên quyết là không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; phải làm sao để “cá có thể bơi được trong nước thải”.

Vâng, chúng ta hy vọng sau sự cố Formosa câu chuyện sẽ khác, thực sự là “Thép đã tôi thế đấy”.

Nguồn tin: Pháp luật

ĐỌC THÊM