Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhà máy thép dùng sắt phế liệu: Không lo ô nhiễm?

 Một dự án đã năm lần bảy lượt bị phản đối ngay tại Khu công nghiệp huyện Điện Bàn vì gây ô nhiễm nghiêm trọng, nay phê duyệt chủ trương cho lên núi, nằm ở thượng nguồn dòng Vu Gia - Thu Bồn, đầu nguồn nước của hàng vạn dân, nhưng lãnh đạo Quảng Nam vẫn khăng khăng: Không lo ô nhiễm!

17 hộ dân chưa ai phản đối chuyện môi trường (?)

Trước khi có quyết định phê duyệt Nhà máy thép Việt Pháp được xây dựng tại thôn Hoa, xã Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, UBND tỉnh Quảng Nam  đã tổ chức họp giải thích rõ về dự án nhà máy này. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giải thích: Nhà máy luyện thép không dùng quặng để nấu ra thép như nhà máy Formosa mà chỉ dùng sắt phế liệu.

 nha may thep dung sat phe lieu: khong lo o nhiem? hinh anh 1

Trước đó, Nhà máy thép Việt  Pháp ở Điện Bàn liên tục bị người dân bao vây,
phản ứng do gây ô nhiễm. Ảnh: Trương Hồng

Ông Đinh Phú Tân – Giám đốc nhà máy thép Việt Pháp, cho biết: Dự án nhà máy thép Việt Pháp nằm cách thượng nguồn sông Vu Gia 5km theo đường chim bay. Dự kiến nhà máy sẽ khởi công đầu năm 2017 và cuối năm 2018 sẽ khánh thành và sản suất thép thành phẩm. Nhà máy sẽ sản xuất 100.000 tấn phôi thép và 80.000 tấn thép cán nóng,  nguyên liệu chủ yếu là sắt thép phế liệu đã qua sử dụng.

 

 

Việc di dời nhà máy đến địa điểm mới vẫn chưa hết băn khoăn: Người dân ở phường Điện Nam Đông phản đối nên nhà máy mới di dời, liệu đến địa điểm mới người dân có phản đối và lại di dời?

Ông A Viết Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: “Trước khi Công ty thép Việt Pháp lên đặt vấn đề, UBND huyện đã tổ chức họp nghe công ty báo cáo. Tại cuộc họp, nhiều lãnh đạo phân vân về môi trường, kinh tế và công ty đã giải thích rõ ràng. Sau đó, huyện tổ chức họp với 17 hộ dân bị ảnh hưởng, và đến nay, chưa có người dân nào ở khu vực phản ánh lo ngại về môi trường. Ngoài ra, Ban thường vụ huyện Nam Giang đã thống nhất chủ trương, huyện không đánh đổi môi trường để có được kinh tế…”.

Ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cũng nhấn mạnh: Đến nay tỉnh chưa có chủ trương cho khai thác quặng và nhà máy này không sử dụng quặng. Nhà máy này di dời từ Điện Bàn lên là do quy hoạch quá gần dân cư. Qua 8 lần kiểm tra môi trường, các thông số của nhà máy đều đảm bảo trong quy chuẩn Việt Nam cho phép. Tinh thần của Quảng Nam là đồng hành cùng doanh nghiệp, nhưng đảm bảo các yếu tố môi trường. Báo cáo tác động môi trường đó là cơ sở để UBND tỉnh xem xét toàn bộ dự án này, từ đó mới có quyết định cuối cùng.

Khó tránh ảnh hưởng môi trường

Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.Đà Nẵng, thành viên Hội đồng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho rằng: Công nghệ sản xuất thép của dự án này không phải dùng quặng sắt để sản xuất ra phôi thép mà dùng sắt phế liệu đã qua sử dụng. Chủ trương của tỉnh di dời nhà máy lên huyện Nam Giang là tính bền vững. Công nghệ và thiết bị của dự án này là trung bình khá, được nhập từ Trung Quốc. Ý đồ của UBND tỉnh để đưa nhà máy lên huyện Nam Giang là cú hích phát triển kinh tế.

Ngoài ra, tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thạch cho rằng, dự án thép nào nói là không gây ô nhiễm môi trường là không thực tế. Thực tế là dự án Nhà máy thép Việt Pháp có ảnh hưởng môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào, chúng ta cần phải xem xét.

Trong khi đó, trao đổi với NTNN, đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất sắt, thép cho biết: Việc nấu, cán thép phế liệu, phôi thép như cách sản xuất của Nhà máy thép Việt  Pháp thực chất rất ít ảnh hưởng đến môi trường so với luyện kim từ quặng mỏ, than cốc, qua quá trình dùng hóa chất phân kim. Thực tế, tại nhiều nước ở châu Âu, nhà máy nấu, cán thép dạng này hiện đang đặt ngay trong thành phố, nơi đông dân cư vẫn ổn.

Tại Đà Nẵng, hiện có nhiều nhà máy thép vẫn đặt trong KCN, trong thành phố và gần khu dân cư. Tuy nhiên, chỉ tồn tại được gần khu dân cư với điều kiện các nhà máy thép này phải đầu tư hệ thống xử lý bụi, mùi hiện đại, đạt chuẩn. Ví dụ, Nhà máy thép Dana Ý trước đây đã dùng công nghệ lọc bụi giống Nhà máy thép Việt  Pháp (suất đầu tư vài tỷ đồng) đã gánh hậu quả nặng nề từ phản ứng của dân. Ngay sau đó, Dana Ý đã đầu tư một hệ thống lọc bụi bằng túi vải với mức đầu tư trên 60 tỷ đồng đã xử lý hút bụi triệt để. Việc đầu tư xử lý môi trường tốn nhiều tiền cho mua sắm công nghệ lẫn chi phí vận hành, nhưng có như vậy mới đảm bảo không gây ô nhiễm. Còn Nhà máy thép Việt Pháp, nếu đầu tư hệ thống xử lý môi trường như Dana Ý thì chẳng cần di dời đi đâu cả. Còn nếu vẫn giữ nguyên công nghệ xử lý khói bụi như hiện nay, dù di dời lên làng Hoa thì vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Đối với các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi đã có những giải pháp cụ thể. Trước hết là tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng. Hơn ai hết, người dân địa phương khu vực lân cận cần phản ánh kịp thời cùng với các cơ quan chức năng, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ phụ trách môi trường kịp thời theo dõi". 

Nguồn tin: Dân việt

ĐỌC THÊM