Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc, Thái Lan đối mặt với việc điều chỉnh thuế của Ủy ban châu Âu (EU) đối với thép ống

Trung Quốc, Thái Lan đối mặt với việc điều chỉnh thuế của Ủy ban châu Âu (EU) đối với thép ống

EU đã điều chỉnh thuế lên mức cao 58.9% đối với thép ống từ Trung Quốc và Thái Lan để hỗ trợ các nhà sản xuất châu Âu cạnh tranh với hàng nhập khẩu đang rẻ hơn, làm tăng bảo hộ mậu dịch trong hơn 10 năm qua.

EU đã áp thuế trong hơn 5 năm qua để phạt hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan, mà có liên quan đến thép ống sử dụng chủ yếu trong ngành đóng tàu và xây dựng, hóa chất và năng lượng, mà đã bán sang châu Âu với giá thấp – mà trên thực tế điều này gọi là bán phá giá.

Các nhà sản xuất châu Âu, bao gồm Interfit SA, chi nhánh của Vallourec SA, Pháp vẫn “không được bảo vệ do nhập khẩu ồ ạt với mức giá thấp và phá giá” – theo thông báo của 27 quốc gia thuộc EU vào ngày 27/8 ở Brussels.

Việc điều chỉnh thuế chống bán phá giá trong 10 tháng sau khi mức thuế tương tự tăng lên 75% đối với các nhà sản xuất thép ống Nam Hàn Quốc và Malaisia; mà đã làm thiệt hại đối với các nhà sản xuất châu Âu do các đối thủ cạnh tranh ở châu Á đã xuất khẩu với giá thấp hơn. Mức thuế chống bán phá giá là 58.6% đối với Trung Quốc và 58.9% đối với Thái Lan.

Trung Quốc đã xuất khẩu 20% và Thái Lan đã xuất khẩu 2% các sản phẩm thép ống vào thị trường EU trong 12 tháng tính đến tháng 3/2008, tăng gấp đôi so với năm 2004 với doanh số hơn 22 triệu euro ($31 triệu). EU cũng đã nhập khẩu hàng hóa từ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam Ấn Độ.

Thuế chống bán phá giá

EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc và Thái Lan trong năm 1996 và áp dụng mức thuế chống bán phá giá này khoảng 5 năm đến năm 2003. Quyết định trong ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục mở rộng thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc về hàng nhập khẩu của EU tằ Đài Loan, Indonesia, Sri Lanka và the Philippines. EU đã mở rộng mức thuế đối với Đài Loan vào năm 2000, Indonesia và Sri Lanka vào năm 2004 và Philippines vào năm 2006 sau khi cáo buộc rằng hàng xuất khẩu Trung Quốc đã né tránh thuế bằng cách giao hàng thông qua 4 quốc gia này.