Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan thị trường thép Việt Nam tuần 34-2011

 1.Giá vàng tiếp tục đóng vai trò chính trong tuần qua, khi diễn biến giằng co trong mức 4,9 triệu đồng/ chỉ và mức 4,5 triệu đồng/chỉ.Ngân hàng nhà nước đã cho nhập vàng không giới hạn nhằm bình ổn giá vàng trong nước, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu lớn về lượng USD cần để nhập vàng. Trong tuần này, tỷ giá USD đã có sự biến động tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.628 đồng/USD. Sự biến động mạnh của thị trường vàng được Thống đốc NHNN thừa nhận tỷ giá có thể chịu sức ép nhất thời.

Các ngân hàng lớn như Ngân hàng Vietcombank, ngân hàng ACB, BIDV…đều tăng tỷ giá với mức mua vào - bán ra 20.830 - 20.834 đồng/USD. Mức tỷ giá này vẫn được các ngân hàng duy trì tới cuối tuần này.Tỷ giá vẫn làm hồi hộp các nhà nhập khẩu thép mà hiện nay vẫn vay USD với do lãi suất vay USD thấp hơn.

Tỷ giá tự do, hiện nay đã vượt quá mức 21.000 vnd/usd tính đến cuối tuần này.Hiện nay, giá vàng Việt Nam đang thấp hơn giá vàng thế giới khỏang 2 triệu đồng/lượng vì vậy cũng không ngoại trừ có một lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam kéo theo cơn khát USD.Trong thời gian tới tỷ giá USD tiếp tục căng thẳng.

2. Cuộc họp của ngân hàng Nhà nước (NHNN) với 12 ngân hàng thương mại (NHTM) vào thứ sáu tuần trước tiếp tục khẳng định quyết tâm của tân thống đốc NHNN trong việc hạ lãi suất cho vay trên thị trường.Các ngân hàng đều thống nhất về việc sẽ bắt đầu hạ dần lãi suất cho vay về mặt bằng 17 – 19% từ đầu tháng 9.2011. Tuy nhiên, những áp lực phải giữ lãi suất huy động ở mức cao của hệ thống ngân hàng vẫn đang rất lớn nhằm cạnh tranh với các kênh đầu tư khác. Điều này khiến cho việc hạ lãi suất đầu ra sẽ không dễ dàng.

Giải pháp mà NHNN dự định thực hiện trong thời gian tới để hỗ trợ các NHTM hạ lãi suất cho vay bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất tập trung vào việc đảm bảo thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng. Các công cụ tái cấp vốn và thị trường mở sẽ được áp dụng một cách linh hoạt hơn, đặc biệt với các ngân hàng nhỏ. Các giải pháp này đảm bảo các NHTM không phải huy động vốn bằng mọi giá trên thị trường 1 (từ dân cư và tổ chức kinh tế) nhằm đảm bảo thanh khoản. Nhóm thứ hai tập trung vào việc tăng lượng tín dụng ra thị trường. Biện pháp chủ yếu hướng vào việc xem xét lại các tỷ lệ an toàn vốn của thông tư 13 và thông tư 19. NHNN kỳ vọng rằng việc điều chỉnh lại các tỷ lệ an toàn vốn sẽ khiến cho vốn không bị ứ đọng trên thị trường liên ngân hàng.

Khó hạ lãi suất huy động

Tuy nhiên, vấn đề mà các NHTM đang phải đối mặt là rất khó hạ lãi suất huy động. Lạm phát cao là nguyên nhân đầu tiên khiến lãi suất huy động phải ở mức cao. Tính cho đến tháng 8.2011 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 15,68% so với tháng 12.2010 và tăng tới 23,02% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá xăng dầu đã giảm từ 300 – 500 đồng/lít từ 26.8 nhưng mức giảm 1,42 – 2,34% này không tác động lớn tới chỉ số giá tiêu dùng và biện pháp này chỉ tạo ra tâm lý kỳ vọng nhỏ. Hơn nữa, giá dầu trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại sau khi chủ tịch cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED Ben Bernanke ra tín hiệu về việc sẽ có gói kích thích kinh tế mới (QE3 – nới lỏng định lượng) trong tháng 9.2011. Đó là chưa kể đến tác động từ việc thay đổi lương tối thiểu từ 1.10.2011 lên mức cao nhất là 2 triệu đồng/tháng. Tâm lý người dân thường lo ngại lạm phát sẽ tăng khi lương tăng.

Giá vàng và USD đang có xu hướng tăng trở lại cũng là rào cản lớn đối với lãi suất. Giá vàng tăng mạnh trong thời gian vừa qua có lúc lên tới 49 triệu/lượng đang thu hút một lượng vốn nhàn rỗi lớn và là kênh hút tiền cạnh tranh trực tiếp với kênh huy động tiết kiệm. Trong khi đó tỷ giá USD/VND cũng đã vượt lên trên mức 21.000 đồng/USD. Theo kinh nghiệm của các năm trước thì đồng Việt Nam thường có xu hướng mất giá mạnh vào cuối năm. Với việc các doanh nghiệp vay mạnh USD vào quý 2 và 3 thì nhu cầu mua USD vào cuối năm để trả nợ sẽ rất lớn. Đây là yếu tố chính gây áp lực đối với tỷ giá trong thời gian tới.

Chủ trương hạ lãi suất cho vay, nếu trông chờ vào việc dỡ bỏ một số rào cản hành chính sẽ chỉ có tác dụng hỗ trợ và có thể có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Hạ lãi suất đúng nghĩa cần một sự thay đổi thực sự về nền tảng kinh tế. Mấu chốt của vấn đề vẫn là giảm tỷ lệ lạm phát và giảm tỷ lệ giữa tổng tín dụng và tổng huy động.

Một yếu tố nền tảng khác khiến lãi suất huy động khó hạ là tỷ lệ tổng tín dụng trên tổng huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cao. Số liệu của quỹ Tiền tệ quốc tế – IMF cho thấy tỷ lệ này vào tháng 3.2011 ước khoảng 1,13 và vẫn có xu hướng tăng trong những tháng vừa qua do tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Tỷ lệ này cao khiến cho các NHTM luôn trong tình trạng thiếu vốn để cho vay. Việc cạnh tranh giữa các NHTM trong việc huy động vốn sẽ không thể nào ngưng được chừng nào tỷ lệ này chưa nhỏ hơn 1.

Tín dụng tăng chưa chắc khiến lãi suất cho vay giảm

Các chính sách mà NHNN hướng đến nhằm đẩy mạnh vốn tồn đọng trên thị trường 2 (liên ngân hàng) sang thị trường 1. Việc dỡ bỏ bớt những rào cản giữa hai thị trường này sẽ tạo ra một hiệu ứng bình thông nhau. Một phần vốn trên thị trường 2 sẽ chảy trực tiếp sang thị trường 1. Ngay cả khi điều này xảy ra thì có thể chỉ giúp cho việc vay vốn từ hệ thống ngân hàng được mở rộng cho nhiều khách hàng hơn chứ chưa chắc đã dẫn đến việc giảm lãi suất tín dụng.

Trong thời gian vừa qua, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp từ hệ thống NHTM là rất lớn. Do việc phải đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tỷ lệ cho vay khu vực phi sản xuất là dưới 16% nên nhiều NHTM đã phải từ chối nhiều khách hàng của mình. Nếu như tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống thì các NHTM sẽ có xu hướng ưu tiên mở rộng việc cho vay cho các khách hàng khác thay vì hạ lãi suất cho các khách hàng hiện có để tăng lợi nhuận.

Vấn đề mấu chốt vẫn là khả năng huy động vốn trên thị trường 1 của các NHTM. Trong tình hình mất cân đối giữa huy động và cho vay, các NHTM sẽ chỉ có thể bù đắp từ việc vay NHNN và tăng cường huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn vay từ NHNN được xem là khó có khả năng bởi cho đến hiện tại thì NHNN vẫn thông báo về chính sách thắt chặt tiền tệ theo đúng nghị quyết 11 của Chính phủ. Chủ trương của NHNN vẫn là làm thế nào để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong khi không phải tăng cung tiền. Hoạt động trên thị trường mở hầu như chưa có bất cứ động thái nào mới. Kể từ ngày 13.7 – 26.8.2011, NHNN luôn duy trì trạng thái cân bằng giữa lượng tiền bơm ra và hút về.

Cần những giải pháp căn bản hơn

Chủ trương hạ lãi suất cho vay, nếu chỉ trông chờ vào các biện pháp dỡ bỏ một số rào cản hành chính, chỉ có tác dụng hỗ trợ và có thể có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Việc hạ lãi suất đúng nghĩa cần một sự thay đổi thực sự về nền tảng kinh tế.

3. Tình hình mua bán trong tuần này có khởi sắc một chút, tuy nhiên chỉ khá hơn các tuần trước không nhiều. Đúng như dự báo của Satthep.net ,  một số doanh nghiệp ngành thép chuyên kinh doanh hàng chính phẩm thì đã quyết định tăng giá các mặt hàng thép tấm. Hiện nay thị trường rất hút hàng thép tấm 5 ly,với giá hiện nay vào khoảng 16.500 – 16.700đ/kg.Còn đối với các doanh nghiệp lớn kinh doanh mặt hàng loại 2 thì vẫn chưa có động thái về tăng giá.Có một vài thông tin cho biết vừa qua các doanh nghiệp chuyên doanh hàng loại 02 lớn  ở thành phố HCM đã họp và thảo luận đưa giá thép loại 2 tăng lên để bù chi phí về lãi suất và sự tăng giá của đồng USD.Động thái này thị trường sẽ đón chờ một mức tăng mới????

Bảng giá thép tham khảo tuần 33/2011

 

Hàng tấm

Giá(vnd/kg) đã có VAT (giá bán lẻ)

Hàng cuộn lô lớn

Giá (vnd/kg) đã có VAT

3

16.000-16.300

   

4

16.000-16.300

   

5

16.500-16.700

   

6

16.200-16.300

2.3-3.0mm

16.400-16.500

8,10

16.200-16.300

   

12

16.500-16.700

2.0 mm

16.600-16.800

       

 

Nhóm PV Satthep.net (thực hiện)