Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan thị trường thép thế giới tuần 34

 

Tổng quan thị trường thép thế giới tuần 34

Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ Trung Quốc cũng như các kế hoạch giải quyết nợ công của Châu Âu và các con số khá lạc quan về doanh số bán lẽ tại Mỹ đã thức tĩnh thị trường vàng, chứng khoán và dầu thô trong tuần này. Tưởng như đây cũng là đòn bẩy lớn để có thể khôi phội lại thị trường thép vốn đã bê bết trong thời gian khá dài, thế nhưng tất cả chỉ là suy đoán và kỳ vọng của người kinh doanh.

Trên thực tế, thị trường tuần này vẫn ảm đạm mà nguyên nhân chủ yếu là sự thờ ơ của khách hàng. Các công trình xây dựng dang dỡ còn rất nhiều nhưng sức mua từ khối ngành này lại đuối hẳn bởi thiếu vốn đầu tư và gặp các vấn đề về thời tiết. Trong khi đó nhu cầu ô tô, hàng gia dụng cũng không đủ lớn để giải thoát cho thị trường thép cuộn.

Cho dù lễ chay đã qua đi, các dấu hiệu phục hồi của thị trường hiện vẫn rất mơ hồ và khó nắm bắt. Tuy nhiên giá phế liên tục leo thang khiến hầu hết các nhà sản xuất đều quyết định giữ giá ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới.

Nhật Bản

Tháng 09 là thời điểm được các nhà kinh doanh thép kỳ vọng nhất về sự phục hồi của thị trường, và ở Nhật Bản cũng vậy, các nhà sản xuất đang đón đầu xu hướng này nên hiện tại một số đã chuẩn bị sẳn sàng các phương án tăng giá đối với các sản phẩm thép cơ bản.

Điển hình là Tokyo Steel, công ty này cho biết sẽ nâng giá bán tháng 09 thêm khoảng 4,6% vì nhu cầu có thể tăng dần vào cuối năm này.

Các dự án xây dựng đang được triển khai ở khu vực phía bắc, nơi hứng chịu trận động đất và sóng thần hồi tháng 03 năm ngoái, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thị trường thép dài tái sinh.

Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng lo ngại về khả năng xuất khẩu. Với sự giảm giá rầm rộ của thép nội địa Trung Quốc, các sản phẩm của Nhật xuất khẩu sang thị trường này khả năng sẽ còn giảm nữa.

Không chỉ thép dài mà các sản phẩm thép công nghiệp cũng đang bị đe dọa về xuất khẩu. Kinh tế khó khăn buộc các nước thắt chặt chi tiêu, do đó nhu cầu tiêu dùng thép cũng giảm hẳn. Trong tháng 06 năm này, xuất khẩu CRC và tấm của Nhật đã giảm 20% và con số này có thể sẽ tăng trong tháng 07 và tháng 08. Tiêu thụ của hai khách hàng lớn nhất nhì của Nhật là Trung Quốc và Indonesia cũng giảm đáng kể.

Đài Loan

Không đủ điều kiện thuận lợi như Nhật để nâng giá thép dài, các nhà sản xuất Đài Loan tuần này đang giữ giá bán trong nước ổn định. Giá thép cây Tung Ho hiện đang được duy trì ở mức không đổi là 19.500 Đài tệ/tấn (651 USD/tấn).

Chi phí sản xuất ngày một đội lên nhưng thời tiết mưa nhiều, thậm chí một số nơi bị ngập lụt khiến tiêu thụ thép cây ở Đài Loan giảm đáng để. Thị trường khó mà bật lên trong những ngày tới khi mà đất liền chưa hết mối đe dọa của bão.

Giá phế HMS 80:20 (1&2) và phế vụn nhập khẩu từ Mỹ gần đây đã leo lên các mức lần lượt là 394-395 USD/tấn cfr và 440 USD/tấn cfr. Do đó giá thép cũng sẽ phục hồi khi thời tiết ổn định và sức mua tăng lên.

Đối với thị trường thép ống, tình hình tiêu thụ cũng hết sức ảm đạm. Một số nguồn tin dự đoán nhà sản xuấtChung Hung Steel sẽ sớm thông báo hạ giá xuất xưởng 20-30 USD/tấn, và xu hướng này cũng sẽ nhanh chóng lan rộng bởi các nhà sản xuất nhỏ hơn.

Về thép không gỉ, CRC 304 2B tại thị trường nội địa tuần này có giá 74.000-76.000 Đài tệ/tấn nhưng khả năng một số nhà sản xuất sẽ điều chỉnh giá xuống thấp hơn nữa do sức mua èo uột. Niken tại sàn LME đang dao động quanh mức 15.000-15.500 USD/tấn.

Hàn Quốc

Nhằm chuẩn bị cho nhu cầu cao điểm trong những tháng tới, nhập khẩu HRC của Hàn Quốc từ Trung Quốc đã tăng đáng kể so với tháng trước, tuy nhiên mức nhập khẩu trong tháng này vẫn giảm15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở dĩ nhu cầu tích trữ thép Trung Quốc tăng mạnh là do các thương nhân Hàn Quốc muốn tận dụng cơ hội mua giá rẻ đầu cơ cho thị trường phục hồi vào tháng tới. Tuy nhiên sức mua tuần này đã giảm đáng kể do thép Trung Quốc vẫn theo chiều hướng xuống và chưa có dấu hiệu chạm đáy.

Mức chào 545 USD/tấn cfr đối với HRC SS400B 3mm-2mm tháng 09 hiện không còn hấp dẫn các nhà đầu cơ. Khả năng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh giá xuống thấp hơn nữa nếu khách hàng Hàn Quốc tiếp tục gây áp lực.

Châu Âu

Cơn bấn loạn nợ công ở khu vực Châu Âu không những không dịu lại mà còn có nguy cơ bành trướng rộng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Theo đó, giá trị của đồng euro cũng sụt giảm nghiêm trọng do các nhà đầu tư bán tháo vì sợ gặp rủi ro.

Bệnh cạnh những mặt trái của đồng tiền này gây ra, thị trường thép nội địa Châu Âu ít nhiều đang được hậu thuẫn từ sự chênh lệch tỷ giá và hàng hàng nhập khẩu kém hấp dẫn.

HRC qua cảng Antwerp ít dần đã tiếp thêm niềm tin cho các nhà sản xuất nội địa nâng giá vào quý Bốn tới.

Mặc dù sức mua trong tuần này sụt giảm so với tuần trước và khách hàng đang yêu cầu hạ giá xuống thấp hơn. Tuy nhiên các nhà sản xuất khả năng sẽ điều chỉnh giá đi lên do nguồn cung trên thị trường hiện còn không đáng kể.

Xu hướng leo thang của giá phế cũng là lý do thúc đẩy các nhà sản xuất theo đuổi mục tiêu tăng giá bán của mình.

Tại thị trường thép hình, việc điều chỉnh tăng giá không còn là dự định mà đã được các nhà sản xuất áp dụng ngay trong tuần này. Giá thép hình cỡ vừa S235JR, tiêu chuẩn hàng hóa ở khu vực bắc Âu đã tăng 10 EUR/tấn (12 USD/tấn).

Mỹ

Đà tăng giá phế kéo dài trong thời gian qua tiếp tục phá vỡ sự ổn định của giá thép thành phẩm tại thị trường Mỹ trong tuần này.

Dẫu biết nhu cầu xuống thấp và khó khăn trong việc níu kéo khách hàng ở lại, song các nhà sản xuất tấm Mỹ vẫn đi đến quyết định táo bạo đó là nâng giá thêm khoảng 50 USD/tấn ngắn.

Trong đó một số nhà sản xuất áp dụng giá mới ngay cho các chào bán hiện tại, số khác thì chờ đến đầu tháng 09.

Không chỉ thép tấm mà thị trường thép dẹt cũng đang theo xu hướng nói trên. Các nhà sản xuất lớn đã lên kế hoạch nâng giá tháng 09 thêm khoảng 20-50 USD/tấn cho dù vẫn đang chịu áp lực lớn từ thép nhập khẩu.

Các nhà tham gia thị trường cho biết giá phế liệu tại thị trường nội địa đã tăng 70-100 USD/tấn kể từ tháng 08 tới nay và khả năng giá sẽ còn leo thang hơn nữa do nhu cầu từ các nhà máy khá ổn định. Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhờ đó cũng theo chiều hướng lên.

CIS

Trước sự ảm đạm chung của thị trường thế giới, các giao dịch nội địa và xuất khẩu của CIS cũng không mấy khả quan hơn. Tuy nhiên giá hầu hết các sản phẩm nhìn chung khá ổn định.

Giá xuất khẩu HRC tháng 09 của Nga vẫn được giữ ở mức không đổi so với tháng 08 là555-560 USD/tấn fob Biển Đen, còn phôi sang Thổ Nhĩ Kỳ có giá chào là 580-590 USD/tấn cfr.

Tại thị trường nội địa, CRC 1mm được các nhà sản xuất Nga chào bán quanh mức 21.000 roubles/tấn (654 USD/tấn), không có gì thay đổi so với tháng 08.