Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá quặng tăng sẽ là thách thức lớn cho các nhà sản xuất thép Trung Quốc

 

Giá quặng tăng sẽ là thách thức lớn cho các nhà sản xuất thép Trung Quốc

 

Mặc dù giá quặng sắt đã tăng 100% trong quý Hai, nhưng luồng tin đồn đại gần đây trên thị trường nói về ba tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới đang có kế hoạch tiếp tục nâng giá bán quặng thêm 30% trong quý Ba.

 

Trong cuộc phỏng vấn ở Thượng Hải, một quan chức của tập đoàn khai khoáng Vale nói rằng hiện công ty đã đạt được thỏa thuận hoặc tạm thời với tất cả các khách hàng về việc thay đổi giá quặng trong mỗi ba tháng dựa trên giá thép cơ bản của thị trường giao ngay. Ông Roger Agnelli, chủ tịch điều hành của Vale phát biểu thị trường đang thay đổi rất nhanh, do vậy nếu áp dụng giá bán chuẩn cho hợp đồng theo năm sẽ không phản ánh được sự sôi động của thị trường.

 

Theo giới trong ngành, dựa trên giá bán bình quân trong quý Hai, có thể khẳng định giá quặng trong quý Ba dứt khoát sẽ tăng. Nhưng giá thép của hầu hết các nhà sản xuất thì ngược lại, giảm khoảng 15% kể từ cuối tháng 04 do việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

 

Chi phí sản xuất tăng cao và giá thép giảm gây nhiều khó khăn đối với các nhà sản xuất vì giá xuất xưởng cao hơn giá bán trên thị trường giao ngay. Ví dụ, tại Thượng Hải, giá xuất xưởng thép cây loại 2 của Shagang là 4.050 NDT/tấn, trong khi giá trên thị trường giao ngay chỉ có 3.870 NDT/tấn.

 

Zhang Jianlin, một thương nhân ở Thượng Hải nói: “Nếu chúng tôi mua các sản phẩm từ nhà máy và bán ra thị trường, nghĩa là chúng tôi đã bị lỗ khoảng 200 – 300 NDT/tấn. Chúng tôi quá mệt mỏi trong việc thuyết phục các nhà máy cán thép hạ giá bán vì các nhà máy nói nếu họ giảm giá bán xuống thấp hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đóng cửa các lò nung vì chi phí sản xuất quá cao.

 

Cũng theo những người trong ngành, hành động của ba hãng khai khoáng quá thiển cận, vì với việc nâng giá bán quặng sẽ gây chi phí sản xuất tăng cao, điều này có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa các lò cao và sẽ tác động ngược trở lại đối với giá quặng của các nhà cung cấp này.

 

Một số nhà máy đã đưa ra thông điệp rõ ràng, nếu giá quặng tiếp tục duy trì ở mức 160 USD/tấn và thị trường thép vẫn yếu đi, thì họ sẽ dừng lại việc mua quặng từ ba nhà cung cấp trên, thay vào đó sẽ quay lại thị trường quặng trong nước hoặc tìm những nhà cung cấp khác có giá rẽ hơn.

 

Một nhà phân tích ở Thượng Hải cho hay, nếu các nhà máy thép của Trung Quốc cắt giảm sản lượng ở mức lớn, kéo theo nhu cầu quặng cũng sẽ thấp hơn, do đó các hãng khai khoáng khó mà đạt được mục tiêu giá 160 USD/tấn.