Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 21/9/2010

CIS nâng giá xuất khẩu thép tấm trong tháng 10

Các nhà sản xuất thuộc khối CIS đã lên kế hoạch nâng giá xuất khẩu thép tấm khoảng 20-30 USD/tấn  vào Trung Đông do nhu cầu ở khu vực này cải thiện. Trong đó, nhà sản xuất Magnitogorsk Iron and Steel Works (MMK) của Ukraina đã điều chỉnh giá xuất khẩu thép tấm trong tháng 10 lên mức 650 USD/tấn.

 

Australia dự báo xuất khẩu quặng và than đá sẽ tăng trong năm tới

Một quan chức thuộc cục quản lý kính tế tài nguyên và nông nghiệp Australian (ABARE) đã nâng mức dự báo về xuất khẩu than và quặng sắt của Úc trong năm tới do các nhà máy sản xuất thép Trung Quốc sẽ mở rộng công suất nên sẽ tăng cường nhập khẩu hai loại nguyên liệu trên.

Theo dự báo xuất khẩu quặng của Úc vào 2011 sẽ tăng khoảng 3.76% lên mức 414 triệu tấn. Trung Quốc khả năng cũng sẽ tăng nhập khẩu quặng khoảng 10% lên mức 677 triệu tấn do các nhà máy sản xuất thép nước này mở rộng công suất hoạt động.

Giá quặng giao theo quý vào năm tới cũng được dự báo giảm nhẹ do nguồn cung từ Ấn Độ phục hồi trở lại vì khả năng chính quyền bang Karnataka sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu quặng. Do đó, giá quặng giao ngay được kỳ vọng sẽ giảm xuống 105 USD/tấn trong năm tới.

Triển vọng thị trường than đá cũng tương tự. Theo dự báo, xuất khẩu than của Úc sẽ tăng 10% lên mức 167 triệu tấn trong năm tài khóa 2010/2011, chủ yếu nhu cầu gia tăng từ châu Á, nhưng giá cả cũng yếu hơn vào năm tới xuống còn 200 USD/tấn, mức bình quân 209 tấn trong năm 2010.

 

Ấn Độ kêu gọi ngành thép tăng sản lượng vào 2012

Phát biểu tại sự kiện Fidiration Internationale Des Inginieurs-Conseils (FIDIC), Bộ trưởng Bộ Sắt Thép Ấn Độ -  Virbhadra Singh nói rằng ngành thép của Ấn Độ sẽ hướng đến việc nâng mức sản lượng lên mức 120 triệu tấn vào năm 2012.

Ông Virbhadra Singh nhấn mạnh đến sự quan ngại về sự thiếu hụt sản lượng thép và kêu gọi ngành thép cải tiến kỹ thuật, sử sụng hiệu quả năng lượng để nâng cao sản lượng trong thời gian tới.

Hiện sản lượng hàng năm của chúng ta vào khoảng 72,76 triệu tấn và chúng ta đang ở tốp một trong 05 quốc gia sản xuất thép lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên để đáp ứng cho nhu cầu trong nước gia tăng hàng năm từ 9-10%, chúng ta cần phấn đấu đến năm 2012 đạt mức sản lượng 120 triệu tấn.

 

Thép tấm Mỹ giảm giá

Theo nguồn tin từ SBB, giá thép tấm của Mỹ vẫn đang thả dốc do các nhà sản xuất gần đây không nhận được đơn đặt hàng.

Theo bảng báo giá tham khảo mới nhất từ The Steel Index, ba loại thép tấm gồm tấm cán nóng đã giảm 11 USD/tấn so với tuần rồi xuống mức 582 USD/tấn short. Tấm mạ kẽm nhúng nóng giảm 10 USD/tấn, còn 749 USD/tấn short và thép tấm cán nguội giảm 9 USD/tấn còn 705 USD/tấn short.

Đầu tháng 09, một số nhà sản xuất thép tấm của Mỹ đã thông báo nâng giá bán 40 USD/tấn short và khả năng họ còn nâng nên mức tương tự nữa trong thời gian không xa. Tuy nhiên việc nâng giá bán đã không thành công trong việc kéo thị trường đi lên, mà ngược lại còn làm giảm lực cầu từ người mua.

Một khách hàng ở vùng trung tây nước Mỹ nhận định, giá thép trên thị trường giao ngay của Mỹ chắc chắn sẽ giảm, nếu điều đó xảy ra các nhà sản xuất sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.

 

Khả năng Iran sẽ giảm thuế nhập nhập khẩu thép để kiểm soát giá leo thang

Theo nguồn tin từ Bộ thương mại Iran, khả năng chính phủ Iran sẽ tiến hành cắt giảm nữa đối với thuế nhập khẩu các sản phẩm thép nhằm nỗ lực kiểm soát giá cả trên thị trường.

Trước đó, chính phủ cũng đã áp dụng mức thuế 30 % đối với phôi và phế liệu xuất khẩu nhằm mục đích hạn chế xuất khẩu và khuyến khích các nhà máy sản xuất thép trong nước.

Các hãng thông tấn địa phương dẫn lời ông Shahram Mirakhorlou, một quan chức cấp cao thuộc Bộ thương mại Iran nói, hiện vẫn chưa xác định được các loại sản phẩm nào nằm trong danh mục có khả năng được giảm thuế, nhưng theo một số nguồn tin thị trường khả năng sẽ giảm thuế thép cây xuống còn 4% từ mức hiện hành 15 % (chưa thuế VAT 3%).

Hiện thuế nhập khẩu phôi và thép dầm đang được áp dụng ở mức 4% (chưa thuế VAT-3%), và hầu hết các sản phẩm thép khác là từ 11-15% (chưa thuế VAT- 3%). Ngoài ra, một số sản phẩm thép được áp dụng mức thuế 20%.

Mirakhorlou cũng cho biết, chính phủ sẽ trực tiếp quản lý lượng thép tồn kho của các nhà sản xuất, đồng thời cố gắng đẩy mạnh các hoạt động dỡ hàng tại các cảng và khâu vận chuyển thép tới các vùng tiệu thụ thép chủ lực. Ông tin với hành động này sẽ kiểm soát chặt chẽ được việc giá cả leo thang.

Một thương nhân phát biểu trên SBB rằng hiện tại Chính phủ đang dùng các biện pháp nhằm kiềm chế sự tăng giá thép, nhưng liệu các biện pháp này có duy trì được hay không còn phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu trong một vài tuần tới.

 

Nhật phản đối Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá thép tấm  

Giao dịch thép giữa Hàn-Nhật đã bắt đầu có dấu hiệu đóng băng sau khi Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Nhật.

Thể theo yêu cầu của nhà sản xuất thép tấm không gỉ duy nhất của Hàn Quốc là DKC Steel, KTC đã tiến hành điều tra và nhận thấy ba nhà sản xuất của Nhật, cũng như các nhà phân phối của nước này đã bán phá giá thép tấm không gỉ austenitic vào Hàn Quốc, do đó KTC đang tìm cách để áp thuế chống bán phá giá đối với thép tấm nhập khẩu từ Nhật ở mức 34%.

Phản ứng lại hành động này của Hàn Quốc, Hiệp hội thép chuyên biệt của Nhật (Special Steel Association of Japan) cho rằng kết quả điều tra ban đầu của KTC là không đúng sự thật vì Nhật chỉ xuất sang Hàn loại thép tấm với chủng loại và kích cỡ mà nhà sản xuất Hàn Quốc không có.

Nhật Bản cũng đang lo ngại về việc nhà sản xuất Hyundai Steel đe dọa sẽ điều tra đối với thép dầm hình H nhập khẩu từ nước này. Ngoài ra, Nhật cũng sợ giao dịch thép cuộn cán nóng với Hàn Quốc sẽ bị phong tỏa quanh việc tranh luận thuế chống bán phá giá.

Theo nguồn tin từ SBB, Nhật Bản đã thỏa thuận được với các khách hàng Hàn Quốc cung ứng thép cuộn cán nóng HRC tháng 08-09 ở mức 650-670 USD/tấn, trong khi tại Nhật, HRC được bán với giá 71.000 yên/tấn (835 USD/tấn). Do đó, giá xuất khẩu thấp hơn giá trong nước được coi là bán phá giá.

 

Các nhà sản xuất thép ở miền tây Trung Quốc hạ giá thu mua phế liệu

Theo nguồn tin từ SBB, một số nhà sản xuất thép lớn ở miền tây Trung Quốc đã bắt đầu giảm giá thu mua phế liệu trong nước.

Tại Giang Tô, hai nhà sản xuất gồm Shagang and Suzhou Steel Group (Sugang) đã giảm giá thu mua phế liệu HMS ((>6mm) 30 NDT/tấn (4 USD/tấn) xuống lần lượt 3.050 NDT/tấn (454 USD/tấn) và 3.000 NDT/tấn vào ngày hôm qua (20/09). Giá bán trên đã bao gồm thuế VAT và phí vận chuyển đến các nhà máy.

Hôm 19/09, nhà sản xuất Xingcheng Special Steel (Xingcheng) có trụ sở tại Jiangyin cũng đã giảm giá thu mua phế liệu HMS khoảng 50 NDT/tấn xuống còn 3.030 NDT/tấn, bao gồm 17% thuế VAT.

Theo giới kinh doanh, việc các nhà sản xuất thép hàng đầu ở khu vực này hạ giá thu mua là để kiểm soát các nguồn dự trữ phế liệu của họ. Hiện dự trữ phế liệu của Shagang đã lên đến 700.000 tấn, có thể dùng cho sản xuất từ 40-50 ngày. Thêm vào đó, giá thép tại thị trường trong nước giảm tuần qua cũng phần nào ảnh hưởng đến giá phế liệu.

 

TSI – Thép cuộn Mỹ giảm giá-châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ tăng

Theo bảng báo giá tham khảo mới nhất tuần này từ The Steel Index (TSI), giá thép cuộn tại Mỹ giảm nhẹ, trong khi tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ tăng.

Thép cuộn cán nóng HRC của Mỹ theo giá của nhà máy FOB Midwest giảm 11 USD/tấn short so với tuần trước, thép cuộn cán nguội CRC cũng điều chỉnh xuống 705 USD/tấn short (777 USD/tấn) và thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG giảm 10 USD/tấn short.

Tại bắc Âu, HRC xuất xưởng hầu như ổn định như tuần rồi ở mức 553 EUR/tấn (716 USD/tấn), trong khi tại nam Âu, giá tăng khoảng 8 EUR/tấn. CRC và HDG cũng tăng giá so với tuần rồi, trong đó HDG điều chỉnh lên mức 632 EUR/tấn (819 USD/tấn).

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đầu tuần này, HRC xuất xưởng tăng mạnh lên mức 675 USD/tấn.

 

Giá phế liệu tại Thổ Nhĩ Kỳ ổn định dù giá nhập khẩu yếu hơn

Theo hãng tin SBB, giá phế liệu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không có gì thay đổi kể từ tuần cuối cùng của tháng 08 dù giá phế liệu nhập khẩu trong tuần qua giảm nhẹ. Tuy nhiên, giá phế nhập khẩu được kỳ vọng tiếp tục quyết định giá trong nước.

Một số thương nhân kỳ vọng giá thép nội địa sẽ điều chỉnh giảm xuống một chút nữa sau khi đơn đặt hàng nhập khầu hồi tuần rồi có giá thấp hơn, nhưng số khác lại kỳ vọng gia cả ổn định cho đến khi thị trường nhập khẩu xuất hiện các tín hiệu tăng giá rõ ràng hơn.

Tại thị trường trong nước, thép phế nội địa giao dịch trong khoảng 570-590 TL/tấn (380-397 USD/tấn),vẫn không có gì thay đổi kể từ ngày 25/08.

 

Giá quặng một số nơi ở Hà Bắc tăng nhẹ đầu tuần

Giá quặng tại tỉnh Hà Bắc một số nơi rục rịch tăng nhẹ sau khi có tin đồn các nhà sản xuất ở thành phố Wu’an chuẩn bị sản xuất trở lại.

Tại vùng Hanxing, quặng tinh khô 66% Fe có giá bán ngày hôm qua (20/09) là 1.208-1.304 NDT/tấn, bao gồm 17% thuế VAT, tăng 35-58 NDT/tấn từ mức 1.170-1.246 NDT/tấn của ngày 06/09.

Giới trader nói rằng, nguyên nhân giá quặng ở khu vực này tăng do có tin đồn một số nhà sản xuất đang chuẩn bị tái sản xuất trở lại, nên nhu cầu quặng chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn.

Tuần rồi, giá quặng ở Đường Sơn đã rơi xuống mức thấp nhất 995 NDT/tấn, kèm theo sự vắng vẻ các hoạt động giao dịch do nhu cầu từ các nhà sản xuất thép trong khu vực giảm vì đang thực hiện chương trình cắt giảm sản lượng của chính phủ, một thương nhân ở miền Luanxian cho biết.

Hôm qua (20/09), quặng ẩm 66% Fe tại Đường Sơn có giá bán dao động từ 1.006-1.053 NDT/tấn (150-157 USD/tấn), bao gồm thuế VAT 17%, giảm nhẹ khoảng 12 NDT/tấn (2 USD/tấn) so với mức 1.018-1.053 NDT/tấn vào ngày 06/09.

 

Posco SS nâng giá thép không gỉ trong tháng 10

Nhà sản xuất thép Hàn Quốc - Posco Specialty Steel đã nâng giá bán trong nước cho cả thép cuộn trơn và thép cây không gỉ austenitic 200.000 won/tấn (170 USD/tấn) trong tháng 10.

Như vậy, thép cuộn trơn SUS 304 5.5mm sẽ có giá bán mới trong nước vào tháng 10 tới là 4,40 triệu won/tấn (3.766 USD/tấn).

Nhà sản xuất này cho biết quyết định nâng giá bán là để bù đắp chi phí sản xuất đầu vào tăng cao sau khi giá nickel phục hồi mạnh kể từ cuối tháng 08.

Một số nhà quan sát thị trường nói rằng việc nâng giá của Posco SS đã được tiên liệu trước, tuy nhiên mức nâng giá lại thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Đại diện của Posco SS phát biểu công ty kỳ vọng nhu cầu thép cuộn trơn và thép cây không gỉ trong nước sẽ cải thiện khi giá nickel bắt đầu phục hồi. Nhưng kể từ khi giá nickel hồi về trên mức 23.000 tấn kể từ tuần rồi, thị trường trong nước dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Nhu cầu từ các ngành sản xuất ô tô, ngành công nghiệp nặng triển vọng từ đây đến quý Tư được dự báo vẫn trì trệ.

 

Phôi Trung Quốc đầu tuần tăng giá

Giá phôi tại thành phố Đường Sơn đầu tuần này tăng nhẹ sau khi một số nhà sản xuất trong khu vực nâng giá bán.

Thứ Hai hôm qua (20/09), các nhà sản xuất lớn ở Đường Sơn đã nâng giá bán phôi Q235 150x150mm thêm 20 NDT/tấn lên 3.880 NDT/tấn từ mức 3.860 NDT/tấn (575 USD/tấn) cuối tuần rồi, giá bán trên đã bao gồm thuế VAT và các chi phí cơ bản bằng tiền mặt khác. Đầu tháng 09, giá phôi đã chạm mức đỉnh điểm là 4.180 NDt/tấn (623 USD/tấn).

Phát biểu với SBB, một nhà sản xuất phôi địa phương cũng cho biết nhu cầu trong ngày đầu tuần hôm qua cũng cải thiện hơn chút ít so với tuần trước nhờ sự cổ vũ từ việc các nhà sản xuất nâng giá bán. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất vẫn chưa tái khởi động trở lại do vẫn đang tạm ngưng sản xuất theo yêu cầu của chính phủ.

Về sản lượng thép thô, chính quyền thành phố Đường Sơn cũng đang đặt ra mục tiêu sẽ cắt giảm khoảng 50% từ đây cho đến tháng 12.

 

Xuất khẩu thép mạ kẽm Ấn Độ gặp khó khăn

Theo nguồn tin từ SBB, xuất khẩu thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG của Ấn Độ đang đối mặt với nhiều khó khăn vì nhu cầu từ nước ngoài yếu đi do các khách hàng nước ngoài đã quay lại với hàng trong nước.

Việc các nhà sản xuất Ấn Độ nâng giá bán các sản phẩm thép cuộn cán nóng và mạ kẽm, đã gây ảnh hưởng và làm tăng giá xuất khẩu của các sản phẩm thép của nước này ra nước ngoài thêm từ 30-40 USD/tấn từ hai tuần qua, khiến thép của Ấn Độ đắt đỏ hơn và làm giảm đơn đặt hàng. Hơn nữa, khối lượng mua không nhiều nên các khách hàng nước ngoài không nhất thiết phải nhập khẩu, thay vào đó chuyển sang dùng hàng trong nước rẻ hơn.

Một nhà sản xuất thép hàng đầu ở miền nam Ấn Độ chào bán thép cuộn mạ kẽm 120g/sq 0.7-0.8mm, loại mềm vào châu Âu với giá 890-900 USD/tấn cfr (trong đó đã tính cước phí vận chuyển 40 USD/tấn). Còn giá chào bán thép cuộn mạ kẽm 90g/sq 0.3mm loại mềm vào Brazil đứng ở mức 975 USD/tấn cfr (đã gồm cước phí vận chuyển 80 USD/tấn). Tuy nhiên theo một thương nhân cho biết, giá bán của hàng sản xuất trong nước tại Brazil rẻ hơn từ 20-30%.

Đầu tháng 09, một thương nhân Ấn Độ đã bán 200 tấn thép cuộn mạ kẽm 120g/sq 0.3mm loại mềm đến bờ biển Ivory Coast của Tây Phi với giá 980 USD/tấn cfr (gồm phí vận chuyển 80 USD/tấn). Nhưng cũng kể từ thời điểm đó, thị trường đã yên ắng đi. Các nhà nhập khẩu khu vực này được kỳ vọng sẽ khôi phục lại việc đặt hàng trong những tuần tới để bán cho người tiêu dùng sử dụng trước khi bước vào các ngày nghỉ lễ trong tháng 12.

Theo dự báo từ một thương nhân ở New Delhi, khả năng trong tháng 10 và 11 giá thép cuộn mạ kẽm xuất khẩu của Ấn Độ còn tăng thêm 20-30 USD/tấn nữa.

 

Trung Quốc muốn nâng giá xuất khẩu HRC vào Đông Nam Á

Thị trường thép cuộn nhập khẩu ở Đông Nam Á đầu tuần này vẫn khá yên ắng, hoạt động giao dịch thưa thớt do chênh lệch giữa giá chào bán và chào mua ngày càng nới rộng.

Một thương nhân Việt Nam cho biết, các nhà sản xuất Trung Quốc yêu cầu nâng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC SS400B 3-12mm lên  630 USD/tấn fob, trong khi giá bán thực tế của các nhà phân phối ở Việt Nam lại chưa đến mức này.

Tuần rồi, Việt Nam đã đặt mua HRC SS400B 4-12mm từ Trung Quốc, dự kiến về trong tuần này với giá 605-610 USD/tấn cfr. Còn chào bán mặt hàng này từ các thương nhân Trung Quốc giao kỳ hạn tháng 11 hiện đang ở mức 615-625 USD/tấn cfr. Theo khẳng định của một trader Trung Quốc giá chào này chưa nhận được hồi âm từ các khách hàng Việt Nam, mà mục tiêu giá mà họ vẫn đang nhắm đến là dưới 610 USD/tấn cfr.

Đầu tuần này, Hàn Quốc và Đài Loan chào bán vào Đông Nam Á HRC tiêu chuẩn cán lại với giá 650 USD/tấn cfr, tuy nhiên cả hai đều chưa bán được hàng.

Một thương nhân Đài Loan đã nói, người mua hầu như thích quay lại tâm lý chờ đợi hơn, dẫn đến nhu cầu thị trường càng trì trệ, nhất là Việt Nam khi kết hợp thêm nhiều yếu tố bất lợi như lãi suất ngân hàng tăng, mùa mưa hoành hành và giá thép giảm.