Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thế giới ngày 02/8/2010

Thổ Nhĩ Kỳ sợ giao dịch thép với Iran sẽ bị hủy hoại vì lệnh trừng phạt thương mại từ EU

 

Veysel Yay, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất gang thép Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng việc tăng cường các lệnh trừng phạt thương mại của Liên minh châu Âu đối với Iran có thể sẽ làm băng hoại giao dịch thép giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Ông Yayan nói vì Liên minh châu Âu không có đường biên giới với Iran, nên họ dễ dàng áp đặt các lệnh trừng phạt này kia, nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran có mối quan hệ thương mại thân thiết và không thể thay thế, đặc biệt là giao dịch thép. Vì vậy, bất cứ quyết định trừng phạt nào từ Liên minh châu Âu hay bất kỳ sự hạn chế nào từ Liên hợp quốc áp đặt ở quốc gia Trung Đông cũng đều hủy hoại thị trường giao dịch thép của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Trong năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 60.000 tấn thép cây và 45.000 tấn phôi sang Iran. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ phải ngưng lại giao dịch với Iran theo lệnh cấm của Liên minh châu Âu, các nhà cung cấp của Nga và Ukraina sẽ chiếm cơ hội này nhảy vào dành mất.

 

Ngoài cung cấp thép cho thị trường Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những nhà cung cấp các trang thiết bị cho các công ty cán thép Iran. Mỗi năm, Iran có kế hoạch xây dựng khoảng 3-4 nhà máy thép công suất 1 triệu tấn/năm, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác quan trọng trong việc cung ứng trang thiết bị, bí quyết sản xuất cho Iran với cùng chất lượng như các nhà cung cấp châu Âu khác nhưng có giá rẻ hơn nhiều.

 

 

Sản lượng thép Ấn Độ sẽ đạt 100 tấn vào 2015

 

Phát biểu biểu với giới báo chí tại hội nghị  “CII National Conference on Leadership and Organisational Change”, ông Dr JJ Irani, giám đốc của TATA Sons Ltd khẳng định rằng sản lượng thép thô của Ấn Độ sẽ đạt ngưỡng 100 triệu tấn vào 2015 vì hiện Bộ Thép Ấn Độ đang hướng đến mục tiêu 124 triệu tấn vào năm 2012.

 

Ông Irani nói thêm, hiện ngành thép thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn từ nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và những tiêu cực từ thị trường phương tây, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường thép của Ấn Độ. Nếu muốn tồn tại, ngành thép Ấn Độ không thể cố duy trì giá bán cao, mà phải hạ giá để cạnh tranh với thép nhập khẩu giá thấp từ Trung Quốc và những nơi khác.

 

Thêm vào đó, ông Irani cũng ủng hộ ý tưởng cấm xuất khẩu quặng ra nước ngoài, thay vào đó nên tập trung thỏa mãn nhu cầu trong nước.

 

 

Trung Quốc nâng giá xuất khẩu thép tấm sang Hàn Quốc

 

Theo báo cáo, gần đây Trung Quốc đã nâng giá xuất khẩu thép tấm cacbon kích thước trung bình tiêu chuẩn thương mại sang Hàn Quốc.

 

Trong đó sản phẩm này của một nhà sản xuất ở Thiên Tân giao kỳ hạn tháng 09 sang Hàn Quốc với giá 615 USD/tấn cfr, còn giá của một nhà sản xuất khác ở Giang Tô là 605 USD/tấn cfr, tất cả đều tăng trên 30 USD/tấn trong 10 ngày trở lại đây.

   

Thêm hai công ty thép Trung Quốc sát nhập gồm Angang và Pangang

 

Vào ngày 28/07, hai công ty thép Trung Quốc gồm Anshan Iron & Steel Group (Angang) và Pangang Group Corporation đã liên kết sát nhập cùng nhau và thành lập một tập đoàn sản xuất thép mới mang tên Angang Group Corporation.

 

Sau khi sát nhập, sản lượng thép ước tính sẽ vào khoảng 33 triệu tấn/năm, tuy nhiên, sản lượng thực tế trong năm 2009 của hai công ty chỉ đạt tổng cộng chỉ 28,31 triệu tấn.

 

Quy mô của Angang Group được kỳ vọng sẽ càng rộng lớn hơn do tập đoàn này có ý định tiếp quản nhà sản xuất Benxi Iron & Steel (Bengang). Nếu thành công, sản lượng sẽ được nâng lên 53 triệu tấn/năm.

 

Vốn thành lập ban đầu của Angang Group vào khoảng 17,3 tỉ NDT, tương đương 2,6 tỉ USD dưới sự bảo trợ của Ủy ban Quản lý và Cố vấn Tài sản Nhà nước – SASAC.

  

TSI- Quặng khô 62% Fe giao ngay tiếp tục tăng giá tuần qua

 

Theo giá tham khảo mới nhất từ The Steel Index (TSI), giá quặng 62% Fe trên thị trường giao ngay vào ngày cuối cùng tháng 07 tiếp tục xu hướng tăng giá.

 

Tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc), quặng khô 62% Fe đóng cửa giao dịch cuối tuần qua ở mức 136,30 USD/tấn cfr, tăng 9,30 USD/tấn, tương đương với 7,3% so với tuần trước đó, đồng thời tăng 1,50 USD/tấn so với đầu tháng.

 

Quặng khô 58% Fe đóng cửa cuối tuần qua cũng tăng 19,70 USD/tấn, tương đương 22%.

 

Theo đánh giá của TSI, quặng khô 62% Fe trên thị trường giao ngay có giá bình quân trong tháng này ở mức 126,36 USD/tấn.

 

 

Lực mua thép cuộn từ UAE cải thiện vì giá tăng

 

Theo nguồn tin từ SBB, nhu cầu thép cuộn của các nước thuộc tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã bình phục trở lại sau vài tuần tiêu thụ chậm trở lại đây sau khi các dự trữ trong nước bắt đầu giảm thấp hơn và Trung Quốc nâng giá chào bán lên.

 

Thép cuộn cán nóng HRC của Trung Quốc chào bán vào UAE ở mức 630-650 USD/tấn cfr, nhưng các nhà nhập khẩu thương lượng ở mức 600-615 USD/tấn cfr. Một trader của UAE nói ông đã chấp nhận đặt mua thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng HDG giao vào cuối tháng 09 và đầu tháng 10 với giá 850-900 USD/tấn, đã bao gồm phí vận chuyển.

 

Một số nhà tham gia thị trường nhận định dù tháng 08 là tháng chay Ramadan, nhưng sẽ không ảnh hưởng làm giảm nhu cầu trên thị trường vì các dự trữ thép cuộn trong nước hiện rất thấp. Nhưng một  số khác không đồng tình, cho rằng nhu cầu sẽ chưa quay trở lại trong tháng này.

   

Giá thép không gỉ Trung Quốc tăng nhờ giá nickel phục hồi

 

Sau khi giá nickel hồi phục và duy trì ổn định trên mức 20.000 USD/tấn, giá thép không gỉ austenitic trên thị trường giao ngay tại Phật Sơn trong tuần qua cũng đã tăng từ 800-900 NDT/tấn (118-133 USD/tấn).

 

Tại Phật Sơn vào ngày 30/07, thép cuộn cán nóng HRC 304 kích thước 3mm và thép cuộn cán nguội CRC 304/2B có giá lần lượt 20.800-21.100 NDT/tấn (3.070-3.115 USD/tấn) và 22.200-22.500 NDT/tấn (3.277-3.321 USD/tấn). HRC tăng từ 800-900 NDT/tấn, trong khi CRC tăng 800 NDT/tấn so với tuần trước đó.

 

Ngoài ra, CRC 201/2B loại dày từ 1-2mm trong cũng tăng 300 NDT/tấn lên mức 11.800-12.000 NDT/tấn (1.742-1.771 USD/tấn). Còn một số sản phẩm khác giá không có gì thay đổi, tiêu biểu có CRC 430/2B vẫn ở mức 9.900-10.100 NDT/tấn (1.461-1.491 USD/tấn). Tất cả đã bao gồm thuế VAT 17%.

 

Giới trader cho biết hoạt động giao dịch và tâm lý thị trường đã tích cực hơn sau khi giá nickel phục hồi, nhưng không phải vì thế mà các nhà giao dịch không đề phòng cảnh giác vì nhu cầu từ người tiêu dùng trực tiếp vẫn còn yếu và các dự trữ vẫn còn cao.

 

Giá nickel giao kỳ hạn ba tháng tại Sàn giao dịch kim loại London đóng cửa ngày giao dịch 29/07 tại mức 20.525/50 USD/tấn, tăng 650 USD/tấn so với giá đóng cửa cách đó một tuần.

 

 

Tang Eng nâng giá bán thép không gỉ trong tháng 08 và duy trì cắt giảm sản lượng

 

Sau khi nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất Đài Loan Yieh United Steel Corp nâng giá bán trong tháng 08, thì đến lượt nhà sản xuất không gỉ đứng thứ hai tại nước này là Tang Eng cũng nối gót nâng giá bán trong nước đối với sản phẩm thép không gỉ 300-series lên 2.500 Đài tệ (72 USD/tấn) trong tháng 08.

 

Như vậy, thép cuộn cán nóng HRC 304 và thép cuộn cán nguội CRC 304 2B 2mm của Tang Eng sẽ có giá bán mới lần lượt trong tháng này là 103.000 Đài tệ/tấn (3.220 USD/tấn) và 107.000 Đài tệ/tấn (3.345 USD/tấn).

 

Ngoài ra, Tang Eng cũng nâng giá xuất khẩu đối với sản phẩm thép không gỉ 300 thêm 70-80 USD/tấn.

 

Phát biểu với hãng tin SBB, đại diện của Công ty nói hiện nhu cầu thép không gỉ đã cải thiện hơn so với trước do các khách hàng đã bắt đầu bổ dung nguồn dự trữ trở lại. Thêm vào đó, thị trường thép không gỉ cũng được hỗ trợ bởi giá nickel tăng ổn định trong thời gian gần đây. Nếu như giá nickel tiếp tục được xu hướng đi lên, khả năng Tang Eng sẽ tiếp tục nâng giá bán vào nửa cuối tháng 08.

 

Dù giá thép không gỉ đã khởi động tăng giá, nhưng Tang Eng vẫn duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 20% trong tháng 08 từ mức cắt giảm 30-40% trong tháng 07.

 

 

Giá phôi nhập khẩu ở Đông Nam Á tăng nhờ lực đẩy từ giá phế liệu

 

Giá phôi thép chào bán vào khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng trong tuần qua nhờ sự hỗ trợ từ phế liệu nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ lên giá ổn định.

 

Tuần rồi, Philippines đã nhập khoảng 10.000 tấn phôi 5sp của Nga giao kỳ hạn tháng 09 với giá 545 cfr, nhưng chỉ duy nhất có một nhà nhập khẩu chịu đặt mua ở mức này, trong khi các nhà nhập khẩu khác nhắm đến mức 540 USD/tấn vì thị trường thép cây yếu.

                                                                      

Cũng trong tuần trước, Philippines cũng nhập một số lô phôi từ Đài Loan với giá 537-540 USD/tấn cfr, cách đó 10 ngày giá là 535 USD/tấn cfr. Hiện phía Hàn Quốc cũng đang chào bán phôi vào Philippine với 550 USD/tấn cfr.

 

Tại một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan cũng đang được Ukraina chào bán phôi với giá 560-570 USD/tấn cfr, tương đương với giá chào từ Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Còn Việt Nam, trong tuần qua đã đặt phôi SD295 của Nhật Bản giao kỳ hạn tháng 09 với giá 555 USD/tấn.

 

 

HRC Trung Quốc chào sang Việt Nam tăng 20 USD tuần rồi

 

Tuần rồi, các giá chào bán thép cuộn cán nóng HRC có thêm thành phần boron tiêu chuẩn thương mại SS400 loại 3mm trở lên của Trung Quốc sang Đông Nam Á đã tăng 20 USD/tấn, tương ứng với 610-620 USD/tấn cfr sang Việt Nam, trong khi đó giá HRC tiêu chuẩn thương mại loại từ 4-12mm chỉ có giá 560-570 USD/tấn bao gồm chi phí vận chuyển, tuy nhiên mức giá này nhận được rất ít sự quan tâm từ các nhà phập khẩu.

 

Dù giá chào bán HRC có boron SS400 loại 3mm trở lên từ Trung Quốc cao, nhưng giá giao dịch thực tế với Việt Nam dao động từ 595-600 USD/tấn cfr.

 

Một trader Trung Quốc nói rằng hầu hết thép HRC tiêu chuẩn thương mại từ Trung Quốc chào bán sang Việt Nam hiện nay đều có chứa thành phần boron.

 

Trong khi giá chào bán HRC cán lại SAE 1006 2mm của Đài Loan sang Việt Nam cũng đang dao động từ 640-650 USD/tấn cfr, còn từ Hàn Quốc khoảng 630 USD/cfr.

 

Gần đây, Việt Nam đã đặt mua một lô hàng HRC có boron SAE 1006 loại 2mm từ Trung Quốc với giá 615 USD/tấn, so với trước thời điểm ngày 15/07, giá dao động từ 600-605 USD/tấn cfr.