Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan NK phôi thép, tấm cuộn, thép xây dựng và thị trường thép VN tuần 49

Giá thép sẽ tiếp tục tăng.

 

Sau hai tuần khá ổn định, tuần qua thị trường thép trên toàn thế giới đã đón nhậnnhiều thông tin làm tăng giá thép như quặng Fe, giá thép phế liệu tăng, sức mua từ thịtrường Trung Đông, Viễn Đông và Địa Trung Hải tăng, lượng tồn kho của Trung Quốc

và Nhật Bản giảm.

 

Tuần qua, giá quặng 63.5% nhập khẩu vào Trung Quốc đã lên đến 172-173 USD/tấn CFR, cao nhất từ đầu tháng 5 đến nay.

 

Đối với thép phế liệu, tại Nhật Bản, Tokyo Steel Manufacturing đã quyết định nâng giá thu mua của tất cả phế liệu thêm 12USD/ tấn, áp dụng từ ngày 14/12, đây là lần điều chỉnh tăng giá lần thứ 03 cũa nhà sản xuất này trong tháng 12. Giá thu mua mới cho phế H2 của Tokyo Steel tại nhà máy sản xuất ở OkayamaUtsunomiya và vận chuyển theo đường bộ tai Tahara 423 USD/ tấn. Còn tại Kyushu, Takamatsu và giao theop đường biển tại Tahara có giá lần lượt là 36.000 yên/ tấn, 33.500 yên/ tấn, và 35.000 yên/ tấn. Trong khi đó, giá phế vụn tại Huy Lạp tăng từ 20-30 USD/ tấn lên 405 USD/ tấn. Tại Mỹ, phế liệu nội địa tiếp tục tăng giá khoảng 13 USD/ tấn lên đến 372 USD/ tấn.

 

Giá phôi thép chào bán trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn tnag8 15-23 USD/ tấn lên 535-547 USD/ tấn FOB.

 

Đối với các sản phẩm thép, các nhà sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy giá chào bán thép cây lên mức 650 USD/ tấn FOB, tnag 20-25 USD/ tấn so với tuần trước. Tại Châu Âu, CRC Bắc Âu cũng đã tnag8 giá lên 20 USD/ tấn, giá giao dịch mới 824 USD/ tấn, HDG cũng tăng giá lên thêm 26.8 USD/ tấn. Tấm dày Nam Âu cũng tăng giá lên thêm 56.7 USD/ tấn, HRC có giá giao dịch mới 683 USD/ tấn, thanh vằn Bắc Âu tăng giá giao dịch lên mức 677 USD/ tấn. Tại Mỹ, thép tấm dày tang 38 USD/ tấnlên mức 848 USD/ tấn.

 

Trước tình hình giá nguyên liệu tăng, một loạt các nhà sản xuất thép đạ gia tăng giá bán các sản phẩm thép. Cụ thể:

-               Tại Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc – Hebei Iron  Steel (Hegang) sẽ nâng giá thép cây HRB335 16-25mm thêm 90 NDT/ tấn (13 USD/ tấn) lên mức 4.500 NDT/ tấn (676 USD/ tấn), bao gồm 17% thuế VAT, thép cuộn trơn Q235 6.5mm sẽ được nâng thêm 70 NDT/ tấn lên mức 4.550 NDT/ tấn. Nhà sản xuất thép ở Miền Đông Trung Quốc – Baosteel đã nâng giá xuất xưởng các sản phẩm thép dẹp. Cụ thể, trong tháng 01 tới đây, thép cuộn cán nóng HRC SPHC của Baosteel sẽ được nâng giá thêm 260 NDT/ tấn (39 USD/ tấn), HRC thương phẩm sẽ được nâng giá 100 NDT/ tấn (15 USD/ tấn) lên 4.592 NDT/ tấn (689 USD/ tấn), đối với HRC Q235 5.5mm và thép cuộn cán nguội CRC 1.0mm tăng 200 NDT/ tấn (30 USD/ tấn), lên 5.535 NDT/ tấn (830 USD/ tấn). 100-300 NDT/ tấn (15-45 USD/ tấn). Một số nhà sản xuất lớn khác như Wuhan Iron & Steel (Wugang) và Anshan Iron & Steel (Angang) cũng được kỳ vọng sẽ đưa ra quyết định tương tự như Baosteel.

-               Tại Đài Loan, hãng thép Fenghshin ngày hôm qua công bố nâng giá thép thanh vằn, thép hình mỗi tấn lên 500 đài tệ (16 USD/ tấn). Như vậy sau khi tăng giá, thép thanh vằn của Fenghshin tăng lên mức 22.000 đài tệ/ tấn (733 USD/ tấn). thép hình trung bình cũng đã đạt 720 USD/ tấn.

-               Nhà sản xuất Gerdau Ameristeel của Mỹ đã nâng giá các sản phẩm thép dài 45 USD/ tấn ngắn bao gồm thép dầm bản rộng, thép cây và thép thanh thương phẩm bắt đầu từ ngày 13/12. Trước đó, Nucor và Steel Dynamics Inc cũng đã thông báo nâng giá 45 USD/ tấn short vào tháng 01 tới.

 

Trong tuần qua,  nhà máy Rio Tinto (Australia) và các nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp đồng giao quý I  năm sau. Theo hợp đồng mới, giá quặng 61.5% sẽ tăng lên khoảng 6.3%. Giá giao dịch 127 USD/ tấn của quý IV sẽ nâng lên thành 135 USD/ tấn FOB trong quý I năm sau. Qặng cám 56.5%cũng tăng lên 7%, mức giá mới vào khoảng 104.82 USD/ tấn FOB. Bên cạnh đó, các nhà máy thép của Nhật đã ký kết một thỏa thuận với BHP Billiton để tăng giá than cốc cho quý I/2011 (theo điều kiện FOB) lên 8% là 225 USD/ tấn. Giá quặng Fe và than cốc tăng sẽ kéo theo giá thép tăng trong đầu năm tới.

 

Trung Quốc trở lại là nguồn cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam trong tháng 11/2010

 

Sau khi tăng mạnh ở tháng trước, terong tháng 11/2010 lượng thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã giảm khá mạnh 14.69% so với tháng trước còn 856.56 nghìn tấn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2009 lượng nhập khẩu trong tháng 11 năm nay tăng 3.8%. Riêng lượng phôi thép nhập về trong tháng 11 này giảm rất mạnh 66.81% so với tháng 10/2010 và 66% so với cùng kỳ năm 2009, chỉ còn 86.9 nghìn tấn, mức thấp nhất trong kể từ tháng 2/2009 đến nay.

Giá nhập khẩu các loại thép nhìn chung tăng nhẹ so với tháng 10/2010 nhưng giá phôi thép nhập khẩu lại giám 5 USD/ tấn còn 575 USD/ tấn. Với mức giá phôi nhập khẩu này giá thép xây dựng xuất xưởng sẽ khoảng 14.5 triệu đồng/ tấn chưa bao gồm VAT.

 

Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu của Việt Nam năm 2008-2010

 

 

Tính chung 11 tháng năm 2010, nhập khẩu thép các loại đạt 8.08 tiệu tấn, giảm 9.52% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, đầu năm 2010 ngành thép dự kiến nhập khẩu 11.27 triệu tấn tăng 12.3% so với năm 2009.

 

Trong tháng 11/2010, Trung Quốc đã trở lại là nước cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với lượng nhập khẩu đạt gần 200 nghìn tấn, tăng 2.71% so với tháng 10/2010 và tăng 5.66% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng năm 2010, nhập khẩu thép từ thị trường này đạt 2.049 triệu tấn, tăng 82.28% so với cùng ký năm 2009.

 

Tại thị trường thép Hàn Quốc theo sau Trung Quốc với lượng cung cấp198.27 nghìn tấn, giảm 16.13% so với thàng trước nhưng tăng 157.26% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ thị trường thép Nhật Bản trongh tháng 11 vừa qua cũng đã giảm 16.64% so với tháng 10/2010 nhưng tăng 56.78% soi với tháng 11/2009, đạt 173.74 nghì tấn. lượng nhập khẩu từ hai thị trường này trong tháng 11 năm nay cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với thị trường Trung Quốc lần lượt tăng 68.8% và 20.88%.

 

Lượng nhập khẩu từ hai thi trường lớn khác lá Nga và Malaysia tiếp tục giảm mạnh. Tính chung 11 tháng năm nay, lượng nhập khẩu thép từ hai thị trưởng này giảm 50.54% và 7.67% so voi tháng 11/2009.

 

Thị trường cung cấp thép cho Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2010

 

 

Nhập khẩu thép hình, thép tấm từ Trung Quốc tăng

 

Nhập khẩu thép hình, thép tấm từ thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái có xu hướng tăng. Sản lượng thép tấm nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đạt khoảng 600 tấn/ tuần.

 

Hiện nay, thép tấm xuất khẩu của Trung Quốc đang dồi dào, có khoảng 15 chụng loại khác nhau. Lượng thép tấm tập kết chờ xuất ở bên cửa khẩu Đông Hưng có khoảng 200.000 tấn và được bổ sung khi có các lô hàng xuất kho. Tin phía đối tác cho biết, tháng 12 các cơ quan quản lý ve xuất nhập khẩu của Trung Quốc cho phép mở thêm kênh xuất khẩu tiểu ngạch mặt hàng thép tấm để tăng mức tiêu thụ những lô hàng còn tồn đọng từ quý III năm nay. Sản lượng thép tấm nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Namhien65 đạt khoảng 600 tấn/ tuần.

 

Tham khảo giá thép tấm nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái từ 10-16/12/2010

 

 

Từ ngày 06/12/2010 đến ngày 16/12/2010: giá thép nhập khẩu tăng.

 

Tiếp nối tuần trước thì trong tuần này, các doanh nghiệp cũng đã không nhập khẩu phôi thép về Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các chuẩn loại thép nhập khẩu về Việt Nam trong tuần qua đều có đơn giá tăng so với tuần trước. Cụ thể:

 

Lượng thép cuôn cán nóng nhập khẩu về trong tuần qua đạt 24.29 nghìn tấn, giảm 70.43% so với tuần trước. Đơn giá nhập khẩu trung bình thép cuộn cán nóng trong tuần tăng 15.46% so với tuần trước (tương ứng tăng 100USD/ tấn), đứng ở mức 746 USD/ tấn. Cung cấp tới 59.59% lượng thép cuộn cán nóng cho Việt Nam là thị trường thép Trung Quốc, với đơn giá nhập khẩu tại thị trường này không có biến độngso với tuần trước vẫn đứng ở mức 630 USD/ tấn. Và Trung Quốc cũng là thị trường có đơn giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng thấp nhất trong tuần qua.

 

Nhập khẩu thép tấm cán nóng về Việt Nam trong tuần qua đạt 2.54 nghìn tấn, giảm 32.93% so với tuần trước với đơn giá trung bình đứng ở mức 645 USD/ tấn, tăng 8.55% so với tuần trước (tương ứng tăng 51USD/ tấn). Nhật Bản là thị trường cung cấp nhiều nhất và cũng là thị trường có đơn giá nhập khẩu treung bình thép tấm cán nóng thấp nhất trong tuần qua cho Việt Nam với đơn giá đứng ở mức 580 USD/ tấn.

 

Ngoài ra, các chủng loại thép như thép cuộn cán nguội, thép dây, thép hình, thép lá cán nguội nhập khẩu về trong tuần đều có đơn giá tăng so với tuần trước, với đơn giá nhập khẩu trung bình lần lượt tăng: thép dây tăng 8.50%, thép hình tăng 3.06%, thép lá cuộn tăng 6.95%.

 

Chủng loại duy nhất có đơn giá nhập khẩu trung bình giảm trong tuần qua là thép lá cán nóng với đơn giá nhập khẩu giảm 9.38% so với tuần trước, tương ứng giảm 59 USD/ tấn.

 

Tham khảo một số lô hàng thép nhập khẩu từ ngày 06/12/ - 16/12/2010