Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường thép VN tuần 33/2022

I.Tỷ giá và lãi suất Ngân hàng

Tỷ giá: Sáng ngày 19/8, tỷ giá trung tâm niêm yết ở mức 23,205 VND/USD, tăng 52 đồng so với tuần trước. Với biên độ +/-3% đang áp dụng, tỷ giá trần là 23,901 VND/USD và tỷ giá sàn là 22,509 VND/USD.

Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại được niêm yết như sau:

VietinBank ở mức 23,263 – 23,543 VND/USD ở chiều mua vào- bán ra.

Vietcombank ở mức 23,265 – 23,545 VND/USD trong khi BIDV ở mức 23,260 – 23,540 VND/USD.

Lãi suất: Áp lực lạm phát tiếp tục tác động lên mặt bằng lãi suất, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng thêm lãi suất cơ bản USD vào cuối tháng 9 tới.

Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng nửa đầu năm nay tăng 9.3%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ và tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Trong khi đó, các ngân hàng sắp phải thực hiện quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định của Thông tư 08/2021/TT-NHNN. Trước lộ trình tăng tiếp lãi suất USD của Fed, buộc các nhà băng từng bước điều chỉnh tăng lãi suất huy động và dự báo còn tăng trong thời gian tới.

Lạm phát đã leo thang trong 2 năm qua. HSBC đưa ra dự báo, lạm phát năm 2022 của Việt Nam sẽ ở mức trung bình 3.5%, thấp hơn mức trần 4% đặt ra, song áp lực giá sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2022.

Dựa vào các dự báo, HSBC cho rằng, lạm phát có thể vượt qua mức 4% kể từ quý IV/2022 đến quý II/2023, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Thực tế cho thấy, áp lực lạm phát đang tác động lên mặt bằng lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 0.1-0.7% trong nửa đầu năm nay và dự báo tiếp tục xu hướng tăng trong 6 tháng cuối năm 2022. Cùng với lạm phát, theo giới phân tích, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 37% xuống 34% từ ngày 1/10/2022 theo quy định của Thông tư 08/2021/TT-NHNN và kỳ vọng nới lỏng tín dụng khiến lãi suất tăng. Các ngân hàng liên tục tăng tốc trên đường đua lãi suất huy động. Đến đầu tháng 8/2022, mức lãi suất trên 7.55% đã xuất hiện tại không ít ngân hàng.

II. Thị trường phế liệu nhập khẩu

Giá chào bán H2 đến Việt Nam tiếp tục tăng 20 USD/tấn so với tuần trước lên 390-395 USD/tấn. Chỉ một người mua đưa ra giá thầu chỉ định ở mức 380 USD/tấn cfr, trong khi những người mua khác giữ ý tưởng giá dưới 370 USD/tấn cfr. Người mua Việt Nam do dự trong việc khớp với giá mục tiêu của người bán vì giá thép không tăng theo giá phế liệu. Giá phế liệu của Nhật Bản đã tăng 30-40 USD/tấn kể từ cuối tháng 7, nhưng giá thép không tăng đáng kể trong thời gian này.

Một số công ty thương mại Việt Nam đã tìm kiếm thêm nguồn cung từ thị trường trong nước. Họ đã tăng giá thu mua 200 đồng/kg (8.50 USD/tấn) trong tuần này lên 355-370 USD/tấn đối với phế liệu có độ dày 1-3mm ở miền Nam Việt Nam.

III. Hàng nhập khẩu tuần 33

LOẠI HÀNG

KHỐI LƯỢNG (tấn)

TÔN NÓNG

37,910.570

SẮT KHOANH

6,942.174

TÔN BĂNG

2,954.320

THÉP TẤM

21,873.777

THÉP HÌNH

2,337.233

THÉP ỐNG

2,292.614

TÔN MẠ

7,907.647

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Bảng tổng hợp giá chào về Việt Nam 

Loại hàng

Xuất xứ

Giá (USD/tấn)

Thanh toán

HRC SS400

Trung Quốc

625

CFR

HRC SAE1006

Nhật Bản

630

CFR

HRC SAE1006

Hàn Quốc

615

CFR

HRC SAE1006

Trung Quốc

605-615

CFR

HRC SAE1006

Ấn Độ

605-610

CFR