Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất hiện dấu hiệu gian lận thuế thép nhập khẩu

 - Đáng lẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu là 5 - 12% thì nhiều loại thép cuộn nhập khẩu từ đầu năm đến nay lại được hưởng mức thuế 0%. Dấu hiệu gian lận thương mại này là do qui định thuế chưa rõ ràng.

Hiệp hội Thép Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh tình trạng thép cuộn nhập khẩu đang có dấu hiệu gian lận về thuế nhập khẩu.

 

Quy định thuế nhập khẩu thép cuộn cần chặt chẽ hơn (ảnh: VNN)
Những tháng đầu năm 2009, thép ASEAN đã bắt đầu nhập nhiều vào Việt Nam, chủ yếu là thép cuộn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, các nhà nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan nhập thép của ASEAN (có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D) đã tận dụng sự không rõ ràng giữa qui định mã số hàng hoá 7213, được hưởng mức thuế 0% và mã hàng hoá 7214 được hưởng mức thuế 5% để gian lận thương mại.

 

Điều này có thể lý giải vì sao, 2 tháng đầu năm, lượng thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt tới trên 47.000 tấn. Tháng 2/2009, lượng thép này nhập về gấp 10 lần tháng 1.

 

Một tình trạng phổ biến khác là hàng nghìn tấn thép cuộn Trung Quốc có thêm chất Bo (vi lượng) khi nhập vào Việt Nam lại được coi là thép hợp kim, hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Trong khi đó, chất lượng của loại thép cuộn này chỉ đáp ứng là thép xây dựng thông thường với thuế suất nhập khẩu là 12%.

 

Vì vậy, sản xuất thép cuộn trong nước càng bị ngưng trệ và khó cạnh tranh nổi với thép cuộn nhập khẩu không phải chịu thuế, có giá bán rất rẻ.

 

Hiệp Hội Thép Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ thị Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam xem xét hiệu chỉnh sớm tiêu chuẩn chất lượng thép trong việc áp mã thuế để ngăn chặn dấu hiệu gian lận thương mại này. Trước mắt, đề nghị Chính Phủ chỉ thị Tổng cục Hải quan và Tổng Cục thuế có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Đây là việc làm cần thiết để giảm bớt việc nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ của các nước đang dư thừa có xu hướng đổ về Việt Nam.

 

(Vietnamnet)  

ĐỌC THÊM