Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xây dựng thương hiệu ngân hàng thời khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã khiến nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cắt giảm nhiều chi phí trong xây dựng thường hiệu… và ít nhiều sự sụp đổ của các định chế tài chính- ngân hàng lớn này cũng gây mất lòng tin của người tiêu dùng.

 

Vậy, tại sao, các ngân hàng Việt không tận dụng cơ hội này để củng cố và xây dựng thương hiệu cho mình ngay trên chính sân nhà?

 

Kinh doanh ngân hàng - kinh doanh lòng tin

 

Bà Nguyễn An Phương – đại diện Công ty Truyền thông Mindshare Vietnam cho rằng, có một trăm ngân hàng thì một trăm ngân hàng đều hoạt động trong các lĩnh vực giống nhau như huy động vốn, dịch vụ, tín dụng… Điều các ngân hàng hơn nhau chính là lòng tin của khách hàng. Bởi vậy, theo bà Phương, kinh doanh ngân hàng kinh doanh lòng tin của khách hàng.

 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Thanh- Viện Chiến lược ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước cũng cùng quan điểm này. “Một ngân hàng chỉ hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền và tạo lập các quan hệ giao dịch. Tại sao người ta chỉ chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia? Câu trả lời là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn của các ngân hàng. Ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của khách hàng”- bà Thanh nói.

 

Để có một thương hiệu tốt không chỉ trong ngày một ngày hai mà trong cả một thời gian dài, thậm chí rất dài. Tuy nhiên, đánh mất thương hiệu thì lại là câu chuyện chỉ trong ngày một, ngày hai.

 

Vậy, làm sao để xây dựng thương hiệu được tốt nhất. Bà Thanh cho rằng, để tạo lập lòng tin với khách hàng, ngân hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình cần gì và không cần gì? Thái độ giao dịch ngày càng được lòng khách hàng, thời gian giao dịch kéo dài hơn, công tác tiếp cận khách hàng được quan tâm… đó là những động thái chứng tỏ nỗ lực đến gần hơn với khách hàng của các nhà băng.

 

Mặt khác, sự đổ vỡ hàng loạt thương hiệu ngân hàng lớn thời gian qua rút ra một bài học lớn cho các ngân hàng, cần phải có điểm khác biệt, độ nhận diện cao, được quốc tế hóa và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc, vừa xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng.

 

Thời khủng hoảng, một số chi phí để xây dựng thương hiệu bị cắt giảm. Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong linh vực Maketing thì, có những chi phí có thể cắt giảm nhưng có nhiều chi phí như chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí đào tạo nhân viên quan hệ công chúng…hoàn toàn không nên cắt giảm. “Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã khiến nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cắt giảm nhiều chi phí trong xây dựng thường hiệu… và ít nhiều sự sụp đổ của các định chế tài chính- ngân hàng lớn này cũng gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Vậy, tại sao các ngân hàng Việt không tận dụng cơ hội này để củng cố và xây dựng thương hiệu cho mình ngay trên chính sân nhà?”- chuyên gia này nói.

 

Xây dựng thương hiệu - câu chuyện dài của ngành ngân hàng

 

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Đó là nâng cao thái độ phục vụ, là công tác truyền thông quảng cáo, quan hệ khách hàng, tạo dựng logo, thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh… Nói đến thanh toán quốc tế người ta sẽ chọn Vietcombank, ACB, Sacombank, Eximbank…; muốn lựa chọn sản phẩm bán lẻ, khách hàng sẽ chọn Sacobank, Techcombank; người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa sẽ luôn chọn Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội… Thời gian gần đây, những cái tên như VIB Bank, ABBank và mới nhất là LienViet Bank cũng đang ngày càng trở nên quen thộc với khách hàng bên cạnh những đại gia lâu năm như Vietcombank, Agribank…

 

Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần tạo lập những yếu tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, để thương hiệu của mình thực sự vững mạnh trong lòng khách hàng, các ngân hàng Việt vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

KTĐT