Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

WB tập trung thảo luận về vốn và vị thế các nền kinh tế đang nổi

Ngày 25/4, 186 quốc gia thành viên Ngân hàng Thế giới (WB) họp tại Washington với hai chủ đề quan trọng được đưa ra thảo luận là việc huy động vốn để tăng cường khả năng tài chính của ngân hàng để trợ giúp phát triển và nâng cao vị trí các quốc gia thành viên thuộc diện các nền kinh tế đang vươn lên.

Theo Chủ tịch WB Robert Zoellick, ông sẽ yêu cầu các thành viên thông qua khoản tăng vốn 5 tỷ USD – trong đó hơn một nửa là do các quốc gia đang phát triển cung cấp. Vấn đề tăng vốn cho WB chưa từng đặt ra từ hơn 20 năm nay, nhưng hiện WB ngày càng phải chi nhiều hơn cho các đề án giúp đỡ phát triển: từ việc cho vay vốn, tài trợ, đầu tư, cho đến bảo đảm cho các đề án tư nhân... Từ tháng 07/2008 đến tháng 4 này chẳng hạn, những khoản chi được cam kết đã vượt mức 100 tỷ USD.

Theo giới quan sát, nếu con số 5 tỷ USD được Chủ tịch Ngân hàng nêu lên, điều này có nghĩa là khoản tiền đã được sự đồng thuận. Ngân hàng được hậu thuẫn của các thành viên quan trọng đứng đầu là Hoa Kỳ. Các quốc gia sẽ đóng góp theo một lịch trình quy định.

Ngoài vấn đề tăng vốn nói trên, WB cũng dự kiến dành cho các quốc gia đang phát triển một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc điều hành của định chế. Trong cuộc họp thượng đỉnh nhóm G20 tại Pittsburg (Mỹ) hồi tháng 9 năm ngoái, các quốc gia giàu và các nước đang phát triển đã đồng ý trên nguyên tắc là phải "gia tăng ít nhất là 3% quyền bỏ phiếu cho các quốc gia đang phát triển". Trong cuộc họp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), một tháng sau đó, 186 thành viên WB đã nhất trí với chỉ tiêu đó. Trong cuộc họp WB lần này, các nước chấp nhận giảm bớt quyền bỏ phiếu của mình sẽ đưa ra đề nghị cụ thể để thực hiện mục tiêu trên.

Cho đến giờ, WB vẫn bị các tổ chức phi chính phủ tố cáo là bất lực trong việc dành tiếng nói mạnh mẽ hơn cho những quốc gia thành viên nghèo nhất của họ, những nước rất cần đến trợ giúp của định chế, nhưng lại không được đại diện đúng mức, trong khi mà ngân hàng vẫn chủ trương bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo.

AFP

ĐỌC THÊM