Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vật liệu xây dựng tiêu thụ mạnh: Không thể xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá

- Mặc dù đã bước vào mùa mưa, không phải là thời kỳ cao điểm củangành xây dựng nhưng trong hai tháng gần đây sức tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng sắt thép và xi măng đã tăng đáng kể.

Sức tiêu thụ tăng mạnh


Trong tháng 4 - 2009, lượng thép tiêu thụ đã lên đến 429.557 tấn, mức tăng cao nhất từ đầu năm 2009. Sang tháng 5, mặc dù không được tiêu thụ mạnh như tháng trước nhưng lượng sắt thép tiêu thụ của cả nước cũng đạt khoảng 360.000 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2008. Với lượng sắt thép được tiêu thụ manh trongtháng 4 và 5 đã nâng lượng thép tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm lên gần 1,6 triệu tấn, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2008. Không chỉ sắt thép mới được tiêu thụ mạnh mà sức mua mặt hàng xi măng trong 2 tháng qua cũng tăng đáng kể. Trong tháng 4, cả nước đã tiêu thụ4,49 triệu tấn, tăng 11,2%, trong tháng 5, mặc dù thời tiết bất lợi mưa lớn trên diện rộng, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, nhưng lượng xi măng tiêu thụ trên cả nước vẫn đạt 4,11 triệu tấn. Như vậy trong 5 tháng qua, ngành xi măng đã bán được 18,2 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2008. Đại diện nhiều công ty sản xuất vật liệu xây dựng cho biết: Hiện sức mua các nhóm hàng vật liệu xây dựng khác như gạch, ngói, cát, nội thất… cũng đã tăng trở lại, lượng hàng tồn kho đã giảm được hơn một nửa. Dự kiến trong thời gian tới,khi các dự án xây dựng lớn khởi động trở lại, sức cầu sẽ còn tăng hơn nữa. 


Sở dĩ sức mua vật liệu xây dựng tăng mạnh là do từ đầu năm đến nay Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng.Đến thời điểm này, những biện pháp đó bắt đầu có tác dụng kích thích sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, ngân hàng đã hỗ trợ 4% lãi xuất cho vay để xây dựng nhànên vào thời điểm này nhiều công trình xây dựng của các doanh nghiệp, người dân đã được khởi công.Không chỉ có vậy, hiện nền kinh tế trong nước đang có dấu hiệu hồi phục nên nhiều doanh nghiệp thương mại cũng đã tranh thủ mua vào tích trữ để kiếm lời trong thời gian tới, khiến lượng tiêu thụ xi măng, sắt thép tăng mạnh.


Liệu có tăng giá?


Mức tiêu thụ thép tăng mạnh nên trong tháng 4, các công ty sản xuất thép, xi măng đã tăng giá bán. Hiện mặt hàng sắt thép giá đãtăng 400.000 - 500.000 đồng/tấn. Giá bán lẻ xi măng trên thị trường phía Bắc cũng tăng nhẹ, hiện được bán với giá từ 850.000 - 1.100.000 đồng/tấn. Việc sắt thép và xi măng đã có dấu hiệu tăng giá khiến nhiều người không khỏi lo ngại sẽ xảy rasốt giá.


Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì tình trạng sắt thép, xi măng " sốt giá" như thời gian trước là khó có thể xảy ra, bởi nhu cầu xi măng năm 2009 của cả nước sẽ chỉ ở mức 44 - 45 triệu tấn. Trong khi tổng công suất thiết kế toàn ngành xi măng đã đạt 50 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu. Dự kiến từ năm 2010, sẽ thêm một số nhà máy đi vào hoạt động, nguồn cung xi măng sẽ vượt cầu khoảng 5 triệu tấn (10%). Riêng trong quý II/2009, ngành xi măng sẽ có thêm 6nhà máy xi măng đi vào sản xuất với tổng công suất trên 5 triệu tấn/năm.


Bộ Công thương nhận định: Sở dĩ giá thép tăng trong 2 tháng gần đây là do giá phôi thép nhập khẩu tăng nhẹ, khoảng 60 USD/tấn (đẩy giá phôi thép từ 360 USD/tấn lên 420 USD/tấn), đây là một tác động đáng kể đến thị trường tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, trong quý I/2009, do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép nhập ngoại, để tiêu thụ sản phẩm nên nhiều công ty sản xuất thép chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường khoảng 200.000 đồng/tấn. Đến nay, thị trường đã phục hồi và giá nguyên liệu đầu vào tăng nên đã tranh thủ nâng giá bán để tránh bù lỗ.


 
Để đảm bảo lượng thép cung ứng cho thị trường, trong tháng 5, nhiều nhà máy cán thép đã hoạt động trở lại nên sản lượng thép tháng 5 đã tăng đáng kể. Chỉ tính riêng thép tròn ước đạt 451.000 tấn, tăng 49,5% so với tháng 5/2008. Tính chung 5 tháng qua, lượng thép sản xuất đạt 1,84 triệu tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Lượng thép tồn kho các loại khoảng 180.000 tấn, bên cạnh đó vẫn còn một lượng lớn thép Trung Quốc giá rẻ đang "ngấp nghé" nhập khẩu vào Việt Nam… Những lý do này khiến cho các doanh nghiệp thép trong nước muốn tăng giá cũng phải hết sức thận trọng, bởi dễ lâm vào tình trạng không tiêu thụ được sản phẩm.

(KTĐT)

ĐỌC THÊM