Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vấn đề hôm nay: Nghịch lý của ngành sản xuất phôi thép

- Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép đang có nguy cơ không có nguyên liệu để sản xuất đã đồng loạt ký tên đề nghị Chính phủ, vì không được mở tín dụng thư.

 

Ảnh: xalotintuc

Nguyên nhân mà ngân hàng từ chối không mở tín dụng thư là do không đảm bảo được ngoại tệ cho mặt hàng này. Theo các doanh nghiệp này và Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép phế liệu, đầu vào cho sản xuất phôi thép của năm 2009 là 2 triệu tấn nhưng đến nay mới chỉ nhập khẩu được 980.000 tấn. Nhưng Ngân hàng Nhà nước cho rằng, thép phế liệu không thuộc diện được ưu tiên ngoại tệ cho nhập khẩu. Lý do mà ngân hàng nhà nước đưa ra là đúng nhưng chưa đầy đủ. Bởi lẽ, tuy là thép phế liệu nhưng mà nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất phôi thép và phôi thép là đầu vào cho ngành cán thép để cho ra những sản phẩm thép tấm, thép lá, thép cuộn, thép xây dựng...

 Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép vừa trải qua khốn đốn vì suy thoái kinh tế và một số bất cập trong chính sách thuế thì nay lại phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn nhiều do không có ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu. Trước đây, nhà nước khuyến khích đầu tư cho sản xuất phôi thép để hạn chế nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nghị định 1086/CP, theo đó, sản xuất phôi thép thuộc danh mục lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi đầu tư và về nguyên tắc là công nghiệp thượng nguồn được ưu tiên bảo hộ. Thế nhưng, từ Nghị định đến thực tế lại khác. Sản xuất phôi thép lại nằm ngoài danh mục ưu tiên trong khi công nghiệp cán thép thành phẩm vốn không được khuyến khích đầu tư thì phôi thép và thép thành phẩm lại được ưu tiên đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu.

 Nhập khẩu phôi thép về cho các nhà máy cán thép mất một lượng ngoại tệ rất lớn, trong khi nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi thép mất lượng ngoại tệ ít hơn nhiều, lại giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trong nước thì lại không được ưu tiên đảm bảo về ngoại tệ. Việc này đồng nghĩa với việc các nhà máy khng có nguyên li để sản xuất, phải tạm dừng hoạt động. Nếu ui định tréo ngoeày không được thay đổi thì sẽ tạo điều kiện cho thép Trung Quốc và các nước ASEAN tràn vào thị trường Việt Nam, lấn áp thép nội. Hiệp hội Thép Việt Nam đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lại qui định này. Trong đó qui định rõ, thép thành phẩm là thép nào, bởi nhiều thép thành phẩm hiện nay trong nước đã sản xuất và đáp ứng 100% nhu cầu về thép xây dựng, thép tấm, thép lá cán nguội, tôn mạ. Chỉ nên ưu tiên cấp ngoại tệ cho nhưng sản phẩm thép mà trong nước chưa sản xuất được./.

(VOH)

ĐỌC THÊM