Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Vấn đề của ngành thép

- Trong thời gian gần đây, ngành thép liên tục kêu cứu, nào là doanh nghiệp (DN) sản xuất phôi thép ngừng hoạt động vì không bán được, nào là DN cán thép cũng phải sản xuất cầm chừng vì càng làm, càng lỗ.

Đúng là trong gần 2 tháng nay, giá thép liên tục giảm. Tháng 10, Hiệp hội Thép định đồng lòng giữ giá thép ở mức 13- 13,5 triệu đồng/ tấn. Song sàn ấy nhanh chóng bị các đơn vị thành viên phá vỡ và tới nay giá thép chỉ ở mức 10,2 triệu đồng/ tấn mà vẫn ế ẩm. So với 6 tháng đầu năm thì đúng là địa ngục so với thiên đường. Chẳng nói đâu xa, tháng 8 vừa qua, mặc dù đã giảm 1.000đ/kg nhưng giá thép xây dựng vẫn từ 19,5- 20 triệu đồng/ tấn. So với thời điểm đó, hiện nay, giá thép đã giảm gần một nửa.

 

Trong kinh doanh có lúc lời, lúc lỗ, lúc giá cao mà người mua vẫn đổ xô đến lại có lúc giá thấp mà cũng chẳng ai mua. Đó là chuyện rất bình thường. Nếu cứ như ngành thép đòi Nhà nước phải cứu thì ai cứu được nông dân khi gạo ế, ai cứu được ngư dân lúc cá rớt giá, bán cũng không ai mua? Phải nói rằng, ngành thép đã có những thuận lợi rất lớn, song vì thế lại ít chú ý đến dự báo những biến động.

 

Trong tháng 8, khi giá thép trong nước đứng ở mức cao thì giá thép thế giới đã chững lại và đi xuống.Trong những tháng giá thép và phôi thép thế giới tăng cao mà tiêu thụ trong nước chậm, ngành thép đã tranh thủ tái xuất được gần 1,2 tỷ USD với mức giá khá cao. Ngành thép tính rằng, cuối tháng mùa khô sắp tới sẽ là mùa xây dựng nên tính dự trữ cho quý 3 và 4 để đón nhu cầu trong nước.

 

Song không ai có thể ngờ được, sang tháng 9, khi những dấu hiệu của khủng hoảng tài chính Mỹ xấu, giá thép thế giới đảo chiều mạnh. Chỉ trong 2 tháng tính đến nay, giá thép thế giới giảm mạnh, giá phôi thép chỉ còn 260- 280 USD/ tấn, so với trên 900 USD/ tấn trước đó.

Trong kinh doanh, khi lỡ mua lô hàng có giá cao, sau đó giá xuống mạnh, thông thường người ta giảm giá lô đã mua, đẩy mạnh bán ra và tranh thủ mua lô giá thấp để kéo giá bình quân xuống, nhờ đó giảm lỗ. Tuy nhiên, ngành thép một mặt đề nghị Nhà nước tăng thuế nhập khẩu để ngăn những người định nhân lúc giá rẻ nhập về, mặt khác lại hè nhau giữ giá bán trong nước ở mức cao. Việc làm này rõ ràng trái quy luật. Mội đại biểu Quốc hội đã đánh giá, nếu trong lúc giá thép thế giới giảm rất thấp mà tăng thuế 25% sẽ làm mất cơ hội được mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng trong nước.

 

Thực ra, vấn đề của ngành thép không nằm ở chỗ giảm thuế nhập khẩu. Muốn cứu ngành thép, có chăng chỉ là việc Nhà nước bật đèn xanh cho các dự án xây dựng được tiếp tục triển khai và nới lỏng tín dụng cho hoạt động bất động sản. Ai cũng biết, tiêu thụ thép nhiều chính là các cao ốc, các dự án, các khu đô thị… Chỉ khi những dự án trên tiếp tục thì thị trường thép mới phục hồi. Việc xây dựng của dân chỉ là một bộ phận rất nhỏ, lạm phát cao nên sức mua giảm sút, rất ít công trình tư nhân xây dựng thời gian này. Nếu các dự án đầu tư công nghiệp được khởi động, nhu cầu tăng cao thì việc tiêu thụ thép sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Khi đã giải quyết được một phần tồn kho, ngành thép nhập các lô hàng mới giá rẻ sẽ kéo giá bình quân nhập hàng thấp xuống, khiến giảm bớt lỗ.

 

(KTĐT)

ĐỌC THÊM