Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

USD tăng kịch trần, nhà băng hốt hoảng

Sau một quãng thời gian đứng yên gần 3 tháng, rất nhiều nhà đầu tư, DN và cả ngân hàng đã tạm yên tâm với USD. Nhiều hoạt động vay vốn, đầu tư... vẫn được triển khai bất chấp những cảnh báo của nhiều chuyên gia về biến động USD cuối năm.

Tuy nhiên, sau 1-2 ngày tăng nhẹ, ngày 8/8 và 9/8, giá USD đã tăng mạnh đột ngột và đạt mức cao nhất trong gần 4 tháng qua. Đây là lần đầu tiên các ngân hàng thương mại trở lại trạng thái niêm yết giá USD kịch trần biên độ cho phép.

Cụ thể, tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức giá mua vào cũng đã lên tới 20.680 VND; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), mức giá mua vào chỉ 20.620 VND nhưng giá bán ra cũng ở mức 20.800 VND; tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), mức giá mua vào chuyển khoản đã lên tới 20.700 VND.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), giá USD mua vào ở mức 20.680 VND, nhưng giá bán ra thấp hơn với 20.770 VND.

Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng ngày hôm nay vẫn ở mức 20.608 VND, tiếp tục đứng yên trong hơn một tháng qua; tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ ở 20.600 VND mua vào và 20.814 VND bán ra.

Diễn biến giá USD tăng đột biến cộng với sức nóng từ gơn sốt giá vàng đã khiến cho các DN và nhất là ngân hàng giật mình, hoảng hốt có những điều chỉnh đối với kinh doanh.

Một nhân viên kinh doanh ngoại hối tư ngân hàng cổ phần ở Hà Nội cho biết, từ đầu giờ sáng 8/8/2011 của  các nhân viên nguồn vốn, giao dịch viên của nhiều ngân hàng đã nhận được chỉ thị:  "Cập nhật liên tục tỷ giá hối đoái theo thông báo của hội sở".

Và quả thực, cả  ngày hôm đó đã biến thành sự rượt đuổi tỷ giá khi mà các ngân hàng liên tục thay đổi tỷ giá niêm yết. Chúng tôi đã có một ngày làm việc đầy bất ngờ và căng thẳng.

Một kế toán nguồn vốn phụ trách kinh doanh tiền tệ của một ngân hàng thương mại cũng tiết lộ: "Trong ngày, đã có ít nhất 5 lần hội sở thông báo tỷ giá hối đoái dạng niêm yết công khai toàn hệ thống, chưa kể các tỷ giá hướng  dẫn, tỷ giá định hướng mà chỉ khối kinh doanh tiền tệ mới nhận được thông báo".

Giá tăng liên tục và như có sự đua nhau giữa các ngân hàng hàng. Đáng chú ý nhất là tỷ giá bán ra của các ngân hàng cạnh tranh nhau khá rõ và đạt trần.. Chốt ngày 8/8, tỷ giá bán ra của Vietcombank ở mức 20.810 đồng đổi 1 USD, tăng 150 đồng/USD so với tỷ giá cuối tuần trước. Hàng loạt ngân hàng thương mại đã niêm yết tỷ giá bán ra của đồng USD chạm trần tỷ giá 20.814 do NHNN quy định như SHB, Techcombank, Seabank, Sacombank...

Đặc biệt, nếu là các khách hàng mua bán với số lượng tiền thường thì các ngân hàng sẽ có cơ chế thỏa thuận tỷ giá. Nhìn chung, tỷ giá đang tiến rất sát mốc 21.000 đồng/USD.

Với diễn biến này, đến chiều qua, nhận định giá USD sẽ còn biến động, chiểu tối qua, khi các công ty vàng bạc hop bàn về giá vàng thì các ngân hàng cũng có những buổi làm việc căng thẳng về USD. Một trong những động thái đầu tiên là ngân hàng yêu cầu khối kinh doanh ngoại hối rà soát lại và có báo cáo sơm. Thận trọng và thậm chí tạm dừng các hình thức đầu tư có thể gây ra rủi ro do tỷ giá biến động

Một trong những nguyên nhân được nhiều người đề cập là tăng giá của giá vàng. Ở Việt Nam, vàng vẫn giữa vai trò quan trọng trong đời sống. Với nhiều người, đây sẽ là thước đo của việc tăng giá. Nhiều người dân dù không có vàng nhưng luôn quan tâm đến biến động tỷ giá vàng bởi theo kinh nghiệm của họ, mỗi lần vàng tăng giá  tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu áp lực nhất định.

Bên cạnh đó, một giả thiết được đặt ra là các DN gom USD để nhập vàng tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, việc gom USD để nhằm mục đích nhập khẩu vàng cũng không hẳn dễ dàng vì theo quy định, các ngân hàng thương mại đều yêu cầu khách hàng phải chứng minh được mục đích mua ngoại tệ với đầy đủ các chứng từ, giấy tờ.

Theo quy định chung, để có được USD lớn đều phải qua ngân hàng, tại đây, các doanh nghiệp muốn mua USD thường thông qua các chuyên viên khách hàng, còn bộ phận kinh doanh ngoại hối lại thuộc khối nguồn vốn. Chính vì vậy, các chuyên viên, kế toán nguồn vốn thường không dám "liều" hạch toán, ký vào giấy mua bán USD khi chưa được cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh mục đích này.

Khả năng được nhiều người đề cập là việc tăng giá của USD lần này cũng nên hiểu theo nghĩa quy luật. Càng gần cuối năm, áp lực USD sẽ càng tăng vì  đây là thời điểm mà nhiều hợp đồng vay mượn bằng USD, hợp đồng xuất nhập khẩu...  đến hạn thanh toán.

Với mức lạm phát hiện nay, tiền  đồng chắc chắn sẽ tiếp tục mất giá. Và chiều của tỷ giá sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu, tăng với thời gian nào sẽ còn là điều tiếp tục cần quan sát.

Nguồn tin: VEF