Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Từ tình hình xuất nhập khẩu nhìn lại ngành thép Trung Quốc (kỳ cuối)

Thứ ba:  Chủ nghĩa bảo hộ cản trở hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm vừa rồi, Trung Quốc phải đau đầu tìm ra lời giải cho việc xuất khẩu khi nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh, bên cạnh đó còn phải chống lại chủ nghĩa bảo hộ của các nước khác, tiên phong là Mỹ.

Mở màn cho cuộc chiến này là hai mức thuế chống bán phá giá và chống hỗ trợ mà Mỹ và Châu Âu áp dụng lên mặt hàng thép ống của Trung Quốc. Các sản phẩm chịu thuế đầu tiên là: thép ống dẫn dầu, thép ống chịu lực và thép ống dẫn.

Khi thuế suất này được ban hành, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và Châu Âu lập tức sụt giảm. Tỉ lệ xuất khẩu sang Mỹ từ 29.6% (năm 2008) giảm xuống còn 9% (năm 2009); Châu Âu từ 8.1% (năm 2008) giảm xuống còn 3.9% (năm 2009).


Biểu đồ 3: Thị phần thép ống xuất khẩu của Trung Quốc.

 Nguồn: Hải quan Trung Quốc.

Khi bị đánh bật ra khỏi quỹ đạo xuất khẩu thường niên, các kho hàng trong nước liên tục bị quá tải do lượng hàng vượt sản lượng quá nhiều, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm thêm thị trường mới. Sản lượng thép ống năm 2008 đạt 46.57 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 10.64 triệu tấn, chiếm 22.8%. Nhìn vào số liệu thống kê trên, ta sẽ nhận thấy được sự mất cân đối cung cầu thép ống. Trong năm 2009, sản lượng thép vẫn cao hơn năm 2008 khoảng 13.4% lên mức 52.82 triệu tấn.

Khi mất đi ba đối tác lớn là Châu Âu, Mỹ và Canada, năm 2009 này Trung Quốc đã chuyển sang Trung Đông, Châu Phi, Trung Á, Tây Á. Thị phần xuất khẩu sang Trung Đông tăng từ 12.7% (2008) lên 22%(2009), Châu Phi tăng từ 11.5% (2008) lên 20.6% (2009). Tổng kim ngạch xuất khẩu thép ống đạt 6.26 triệu tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ tư: Khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Khi hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó khăn, chính phủ nước này đã đưa ra gói kích cầu để cứu vãn tình thế. Nhưng chính phủ không thể giúp ngành thép trong thời gian dài, nên các nhà máy phải tìm kiếm thị trường thay thế để duy trì hoạt động sản xuất của mình. Năm ngoái, tổng lượng thép xuất khẩu đã giảm xuống khoảng 36.86 triệu tấn. Trung Quốc phải làm cách nào để phục hồi lại thế mạnh xuất khẩu như trước?

Con số 3.34 triệu tấn thép xuất khẩu trong tháng 12 năm 2009 là một tín hiệu đáng mừng, đem lại chút hy vọng phục hồi cho toàn ngành. Nhưng đó chưa đủ để Trung Quốc “an tâm”.

Giá CRC nội địa đã cao hơn khá nhiều khu vực hồi cuối tháng 1, như vậy tính cạnh tranh của hàng Trung Quốc vẫn còn rất thấp, gây áp lực khá nặng nề cho hoạt động xuất lẫn nhập khẩu. Sự cạnh tranh của giá cả trong và ngoài nước sẽ làm cho hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2010 không diễn tiến theo chiều hướng tốt lắm.

Trong năm mới này, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với các quốc gia  khác. Đối thủ nặng ký nhất có lẽ là Nhật Bản, cả hai quốc gia này đều hướng đến thị trường Châu Á. Thị phần xuất khẩu sang Châu Á của Trung Quốc năm 2008 chiếm 63%, Nhật chiếm 86%. Trong mười một tháng năm 2009, thị phần Trung Quốc giảm 20%.  Ngoài việc cạnh tranh về giá, Trung Quốc còn phải tăng tính cạnh tranh về chất lượng, cơ cấu sản phẩm đa dạng phong phú, giá cả vận chuyển và chế độ hậu mãi.

Năm 2010 được dự báo rằng các quốc gia sẽ dần bước ra khỏi khủng hoảng tiền tệ và hy vọng rằng nhu cầu thép sẽ được vực dậy. Trung Quốc cũng xúc tiến các biện pháp tăng chất lượng sản phẩm như đào thải sản phẩm không đủ chuẩn, yêu cầu các nhà máy phải trang bị máy móc mới và hiện đại hơn. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cũng được chú trọng khá nhiều.Với tất cả những nỗ lực và quyết tâm trên, trong năm mới hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tạo ra được những bước nhảy quan trọng khi vượt qua khó khăn này.

(Sacom)

ĐỌC THÊM