Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc hạ giá thép xuất khẩu xuống dưới 1.000 USD/tấn, sức ép lên ngành thép Việt ngày một lớn

Xu hướng giảm giá thép trên phạm vi toàn cầu càng được củng cố thêm các doanh nghiệp thép Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh.

Trung Quốc đẩy mạnh xả kho vì nhu cầu nội địa yếu

Trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy yếu do thị trường bất động sản ảm đạm, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu  thép.

Theo số liệu Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5 đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm 36,3 triệu tấn. 

 Số liệu: Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (H.Mĩ tổng hợp)

Tuy nhiên, việc các nhà máy đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải phóng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giá bán liên tục giảm. Trong tháng 5, giá thép  xuất khẩu của nước này xuống dưới 1.000 USD USD/tấn (920 USD/tấn).

  Số liệu: Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (H.Mĩ tổng hợp)

Xu hướng giá thép xuất khẩu giảm đã kéo dài từ tháng 7 năm ngoái, khi giá vẫn còn giữ ở mức 1.600 USD/tấn. Đến tháng 2/2023 giá thép xuất khẩu bắt đầu có những tín hiệu tích cực nhờ sự kỳ vọng của thị trường về việc Trung Quốc mở cửa kinh tế sẽ thúc đẩy nhu cầu thép. 

Tuy nhiên, thực tế những gì diễn ra lại không như kỳ vọng, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn ở mức yếu trong nửa đầu năm nay. 

Giá thép xuất khẩu liên tục suy giảm nên dù lượng bán hàng tăng mạnh (40%) nhưng số tiền mà các nhà máy thu về trong 5 tháng đầu năm cũng chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 41,6 tỷ USD.

   Số liệu: Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (H.Mĩ tổng hợp)

Nhu cầu thép của Trung Quốc giảm ngay cả khi cao điểm mua cao điểm xây dựng bắt đầu (tháng 3), thể hiện qua giá thép thanh giao sau giảm 15% kể từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 6 xuống 3.672 Nhân Dân Tệ/tấn. 

Thị trường bất động sản và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chương trình kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng đã chậm lại, trong khi thị trường bất động sản cũng đang tăng trưởng chậm.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy đầu tư vào bất động sản, lĩnh vực sử dụng thép nhiều nhất, đã giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu năm.

Lượng thép nhập khẩu  của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm giảm sâu 37% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 3,13 triệu tấn. 

Các nhà phân tích tại Sinolink Securities cho biết: “Tác động của các biện pháp kích thích đối với lĩnh vực bất động sản không còn tốt như trước đây… Nhu cầu (đối với nhà ở) có thể giảm hơn nữa”. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất cũng bất ngờ thu hẹp trong tháng trước.

Áp lực lên ngành thép Việt Nam ngày một lớn

Việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dấy lên lo ngại giá thép  toàn cầu chịu áp lực, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 

Trao đổi bên lề ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hoà Phát cho biết: "Trước đây, Việt Nam xuất khẩu nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất khẩu, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất khẩu thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn". 

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ năm 2023, ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát cho biết việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép thời gian qua sẽ là áp lực lớn và cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

"Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới do đó sức ép của họ đối với xuất khẩu rất lớn. Ngoài ra, ở thị trường trong nước, những năm qua ngành thép phát triển, nhiều dự án thép mới cũng đang rục rịch triển khai do đó cạnh tranh trong nước cũng ngày một tăng”, ông Long nói.

Ngành thép Việt Nam trong 5 tháng năm tiếp tục chịu áp lực từ nhu cầu nội địa thấp và áp lực cạnh tranh từ xuất khẩu. 

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm đạt 11 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán hàng giảm 19,4% xuống 10,4 triệu tấn. 

Trong đó, sản lượng thép xây dựng giảm 26,3% xuống 4,26 triệu tấn. Bán hàng giảm 23% xuống 4,3 triệu tấn. Trong đó xuất khẩu giảm 41% xuống 681.000 tấn. 

 Số liệu: VSA (H.Mĩ tổng hợp)

Giá thép xây dựng CB300 D10 tính đến giữa tháng 6 khoảng 14,5 triệu đồng/tấn, giảm 1 triệu đồng/tấn so với hồi đầu năm. 

 Số liệu: Steelonline (H.Mĩ tổng hợp)

VSA cho biết nhu cầu thép yếu tại hầu hết khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm. Xu hướng giảm giá thép trên phạm vi toàn cầu càng được củng cố thêm các doanh nghiệp thép Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh.

Riêng trong tháng 5, các công ty đã điều chỉnh giá bán thép xây dựng tới 5 lần. Tần suất giảm 1 lần/1 tuần, với các mức giảm 100.000 - 200.000 đồng/tấn/lần tuỳ chủng loại nhưng sức tiêu thụ của thị trường vẫn yếu. Trong đợt giảm giá ngày 29/5, nhiều doanh nghiệp đã bảo lãnh giá cho khách hàng. 

“Điều này cho thấy xu hướng dò đấy của giá thép xây dựng vẫn có khả năng tiếp tục trong thời gian tới”, VSA nhận định. 

Nguồn tin: Vietnambiz

ĐỌC THÊM