Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc có thể thiếu thép xây dựng trong mùa cao điểm

Thị trường thép và quặng sắt Trung Quốc đang dùng dằng giữa một bên là chính sách cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc và một bên là việc phải cung cấp đủ thép, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.

Việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng thép thô trong năm nay có thể khiến sản lượng thép trong thời gian tới có thể thấp hơn so với mọi năm, trong khi mùa cao điểm xây dựng đang đến gần.

Theo đó, vấn đề chính là việc chính phủ nước này một lần nữa quyết định hạn chế sản lượng thép trong năm nay xuống mức thấp hơn năm 2021, đồng thời đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm để đạt mục tiêu 5,5% hàng năm.

Thoạt nhìn, việc cắt giảm sản lượng thép thô trong năm nay của Trung Quốc có vẻ khiến nhu cầu quặng sắt giảm, nhưng có lẽ giá thép sẽ tăng, đặc biệt nếu thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm.

Được biết, sản lượng thép trong tháng 3 của nước này là 88,3 triệu tấn, giảm 6% so với cùng tháng năm 2021, trong khi sản lượng quý 1/2022 là 243,38 triệu tấn, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do tổng sản lượng thép thô là 1,03 tỷ tấn vào năm 2021 nên tổng sản lượng thép còn lại trong năm 2022 phải được giới hạn ở mức 789 triệu tấn để đảm bảo rằng sản lượng năm nay không vượt quá năm ngoái. Do đó, sản lượng trung bình hàng tháng và trung bình hàng ngày sẽ không vượt quá 87,71 triệu tấn và 2,87 triệu tấn tương ứng.

Trong 2 tháng đầu năm chứng kiến ​​sản lượng thép giảm của Trung Quốc giảm đáng kể do các biện pháp hạn chế ô nhiễm được áp dụng trước và trong Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Bên cạnh đó, việc phong tỏa nhiều thành phố lớn nhằm kiểm soát dịch dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sản lượng thép trong giai đoạn này.

Hiện tại, việc phong tỏa vẫn đang diễn ra ở các thành phố ở Trung Quốc, trong đó bao gồm cả ở một số khu vực sản xuất thép. Điều này có nghĩa là sản lượng thép trong thời gian tới có thể thấp hơn so với mọi năm. Đáng chú ý, đây được xem là thời gian xây dựng cao điểm của ngành xây dựng.

Vấn đề thứ 2 của thị trường thép Trung Quốc hiện nay là một số người tỏ ra lo ngại về khả năng đáp ứng nhu cầu thép trong những tháng cao điểm xây dựng. Các nhà máy sẽ buộc phải nâng công suất để cung ứng đủ lượng hàng cho các công trình.

Nhưng điều này làm tăng khả năng bắt kịp sản lượng trong những tháng tới, có nghĩa là nhu cầu quặng sắt sẽ tăng lên khi các nhà máy thép tăng cường sử dụng công suất để đáp ứng nhu cầu thép cho các công trình.

Trên thị trường, giá quặng sắt Trung Quốc tăng mạnh bởi các vấn đề về nguồn cung eo hẹp. Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga - Ukraine cũng khiến nguồn cung quặng sắt của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.

Hiện tồn kho quặng sắt của Trung Quốc giảm xuống còn 152,9 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 25/4, giảm đáng kể so với mức 160,95 triệu ngày 18/2. Bên cạnh đó, tồn kho thép thanh vằn là 8,95 triệu tấn ở thời điểm ngày 25/4, giảm so với mức cao nhất gần đây là 9,22 triệu. Điều này cho thấy các nhà máy thép có khả năng phải tăng sản lượng trong những tuần tới.

Theo đó, vấn đề chính đối với thị trường thép và quặng sắt của Trung Quốc Hiện nay là thời gian.

Cũng trong quý 1/2022, xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm 25,5% xuống còn 131,8 triệu tấn. Việc cắt giảm sản lượng thép của Chính phủ nước này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới.

Trong năm 2021, sản lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 12,31 triệu tấn, trị giá 11,52 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép các loại hàng đầu với 4,96 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, chiếm 40,3% về lượng và 38% về tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Đáng chú ý, việc sản lượng thép của Trung Quốc bị cắt giảm cùng với các chính sách nhập khẩu được nới lỏng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép của Việt Nam có điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Nguồn tin: CafeLand

ĐỌC THÊM