Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (TỪ 11-18/03/2011)

Trong tuần này, thị trường thép thế giới không có nhiều thay đổi. Cụ thể, các nhà máy thép tại Mỹ tiếp tục tăng giá giao tại xưởng của một số sản phẩm. Tại Châu Âu, giá thép tăng nhẹ do ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Tại Nhật Bản, một số nhà máy thép đang phải đối mặt với việc giảm sản lượng đầu ra do tác động của trận động đất kinh hoàng và sóng thần ngày 11 tháng 3.

 

Tính đến ngày 18/03/2011, Chỉ số Giá Thép Thế giới theo SteelHome là 143.83 điểm, tăng 0.22% so với tuần trước.

Theo Steel Home 

Chỉ số (Điểm)

So với tuần trước %

Chỉ số giá thép thế giới

143.83

↑0.22

Chỉ số giá thép dẹt

133.48

↑0.29

Chỉ số giá thép dài

155.18

↑0.41

Chỉ số giá thép của Mỹ

141.08

-

Chỉ số giá thép của Châu Âu

137.86

↑1.09

Chỉ số giá thép của Châu Á

147.28

↓0.11

 

I Thị trường thép Bắc Mỹ

Trong tuần này, giá thép tại Mỹ vẫn giữ ở mức cao. Giá thép cuộn cán nóng tại Mỹ tiếp tục tăng giá do nguồn cung từ các nhà máy thép địa phương thắt chặt. Một số người tham gia thị trường nói rằng toàn bộ sản lượng thép nội địa của Mỹ đã được đặt hàng, và thời gian giao hàng muộn nhất là khoảng giữa tháng 4. Hiện tại, giá thép cuộn cán nóng giao ngay tăng, ở mức 950-990 USD/tấn. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc có báo giá là 900-950 USD/tấn (FOB) đang thu hút được sự quan tam của khách hàng tại khu vực Bờ biển phía Tây.

Tập đoàn Nucor vừa thông báo từ ngày 9/4 sẽ tăng giá thép tấm độ dày trung bình lên 40 USD/tấn cho hàng giao tháng 4. Trước đó, một số nhà máy thép tại Mỹ cũng đã áp dụng mức tăng này. Hiện tại, trên thị trường giao ngay của Mỹ giá thép tấm độ dày trung bình A36 là 980-1,000 USD/tấn.

Về sản phẩm thép dài, tuần trước báo giá thép cuộn xây dựng xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Mỹ tăng 28 USD/tấn do thiếu cung, nên theo dự đoán, giá thép cuộn xây dựng nội địa tại Mỹ cũng sẽ tăng 22 USD/tấn trong thời gian tới. Tin đưa, các nhà máy thép của Mỹ sẽ cố gắng giữ mức công suất trong phạm vi 60-65% để tránh việc giảm giá.

Trong tuần kết thúc vào ngày 12/03/2011, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa Mỹ đạt 1,847,000 tấn với công suất 75.5%, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm ngoái và 1.1% so với tuần trước. Sản lượng điều chỉnh đến ngày 12/03/2011 là 18,179,000 tấn, tăng 9.2% so với năm ngoái với mức công suất đạt 73.3%.

Sản lượng thép trong tuần kết thúc vào ngày 12/03/2011 theo khu vực như sau (đơn vị: nghìn tấn): NortheastCoast: 88; Pittsburgh/Youngstown: 142; Lake Erie: 41; Detroit: 120; Indiana/Chicago: 472; Midwest: 277; Southern: 619 và Western: 88.

Bên cạnh đó, cả lượng hàng tồn kho và lượng giao hàng tại Trung tâm Dịch vụ Kim Khí Mỹ đều giảm trong tháng 2. Theo số liệu thống kê, đến cuối tháng 2, tổng lượng hàng tồn kho Trung tâm Dịch vụ Kim khí Mỹ là 7.94 triệu tấn, tăng 22.5% so với năm ngoái nhưng lại giảm 1.1% so với tháng trước. Tổng lượng hàng giao tại Trung tâm Dịch vụ Kim khí Mỹ vào tháng 2/2011 là 3.20 triệu tấn, tăng 20.2% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng lại giảm 6.4% so với tháng trước. Đến cuối tháng 2 lượng hàng tồn kho tương đương với 2.5 lần lượng tiêu thụ, cao hơn con số 2.4 lần trong tháng 1 năm 2011.  

II Thị trường thép Châu Âu

Gần đây EUROFER vừa đưa ra báo cáo thị trường, trong đó dự báo rằng lĩnh vực sản xuất của Châu Âu sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2011. Và mức tiêu thụ thép thực tế được dự đoán sẽ tăng khoảng 4%.

Báo cáo chỉ ra rằng sản lượng xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng và nhu cầu nội địa tại Châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ tăng lên. Nhìn chung triển vọng đầu tư rất tích cực; sự tiến triển của thị trường cùng mức tăng năng suất sẽ thúc đẩy nhu cầu của các công ty. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu công và tình hình tiền tệ thắt chặt sẽ gây ra sự đình trệ của các hoạt động xây dựng.

Kể từ giữa năm 2010, việc củng cố mức tiêu thụ đã thay thế việc bổ sung để trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường Châu Âu. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011, và kết quả là mức tiêu thụ thực tế và mức tiêu thụ ước tính sẽ gần như trùng nhau; mức tiêu thụ thép thực tế được dự đoán sẽ tăng khoảng 4% và mức tiêu thụ ước tính sẽ tăng 5% trong năm 2011. Triển vọng của thị trường thép dẹt sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn so với thị trường thép dài do nhu cầu xây dựng yếu. Mặc dù các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện, các khách hàng vẫn không dễ thay đổi thói quen mua bán thận trọng của mình. Điều này dẫn đến việc năm 2011 bắt đầu với lượng hàng trong chuỗi phân phối và trong tay người tiêu dùng cuối cùng tương đối thấp.

III Thị trường thép Châu Á

Trận động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề đến việc sản xuất của một số nhà máy thép Nhật Bản. Bốn nhà máy thép tại các quận Iwate, Miyagi và Ibaraki đã ngừng hoạt động. Ba nhà máy thép khác tại các quận Chiba và Kanagawa sẽ gặp tình trạng thiết điện do trạm điện của Tokyo Electric Power Co. bị hư hại nặng nề, buộc phải áp dụng cắt điện luân phiên.  

Trong cuộc họp báo ngày 14/3 được tổ chức bởi Hội liên hiệp kinh tế Kansai và Sumitomo Metal Industries Ltd. Chủ tịch Hiroshi Shimozuma đã nói rằng nhà máy chủ lực của công ty tại Kashima, quận Ibaraki đã bị hư hại nghiêm trọng. Các lò hơi, lò chuyển và các thiếp bị cuộn nóng tại nhà máy đã bị “tê liệt”.

Các thiết bị tại cảng dùng để vận chuyển thép từ nhà máy và vận chuyển nguyên liêu thô cũng bị hư hại. Việc sửa chữa và giảm thiểu hư hại cho các thiết bị có thể cần đến hơn 6 tháng. 

Sumitomo Metal Industries dự định sẽ đưa không khí vào 2 lò hơi tại nhà máy ở Kashima với nỗ lực nhằm duy trì nhiệt độ bên trong các lò hơi này và ngăn ngừa việc sắt đã nung chảy bị đông đặc trở lại.

Hai lò hơi tại nhà máy ở Kashima chiếm khoảng một nửa công suất thép thô (14.3 triệu tấn mỗi năm) của Sumitomo Metal Industries. Nhà máy ở Kashima cũng sở hữu nhiều công cụ chế tạo quan trọng. Một số sản phẩm của nhà máy này không thể sản xuất được tại các nhà máy khác của công ty tại Wakayama và Kita-Kyushu.

Nhà máy của Nippon Steel Corp. tại Kamaishi, quận Iwate cũng đã ngừng hoạt động. Một phần nhà máy đã bị nhấn chìm do sóng thần. Hiện vẫn chưa rõ khi nào nhà máy này có thể tiếp tục hoạt động.

Nippon Steel chiếm ½ thị trường thép cuộn nội địa được sử dụng để sản xuất dây thép gia cố cho lốp. Nhà máy Kamaishi là nhà máy chính sản xuất thép cuộn của công ty này.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất thép Nhật Bản khẳng định sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng cho Q2, do lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm đi. Trước đây, JFE Steel và Nippon Steel đã đưa ra giá thép cuộn cán nóng cho Q2 là 900 USD/tấn (FOB) vào tháng 4, mức giá này sẽ tăng lên 950 USD/tấn (FOB) vào tháng 5 và 1,000 USD/tấn (FOB) vào tháng 6. Tuy nhiên, các hãng sản xuất thép Hàn Quốc đã từ chối chấp nhận mức giá cao hơn 800 USD/tấn (FOB) bất luận thế nào.

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục tăng giá thép lên 100,000-200,000 đồng/tấn cho một số loại sản phẩm, đưa giá thép xuất xưởng lên mức 15.7-16.65 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT). Đây là lần tăng giá thứ 3 liên tiếp của công ty này.

Trong khi đó, một số nhà máy thép lớn khác cũng tiếp tục tăng giá. Tại thời điểm hiện tại, giá thép của Công ty Thép Miền Nam (SSC) đã tăng 2 triệu đồng/tấn. Đến nay, công ty này đã tăng giá 4 lần. Hiện tại, trên thị trường Việt Nam giá thép vẫn giữ ở mức cao là 19 triệu đồng/tấn (đã bao gồm VAT).

Nguồn: SteelHome

ĐỌC THÊM