Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (9-16/10/2009)

Tuần này, giá thép tại Mỹ giảm nhẹ, nhưng tỉ lệ sử dụng năng suất của các nhà máy đã phục hồi 60%; giá thép tại Châu Âu không thay đổi; giá thép thanh tại các Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) giảm vì lượng cầu yếu; giá thép phế liệu tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm; còn giá thép tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Tuần này, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) giảm liên tục còn 102.04 điểm, giảm 1.09% so với tuần trước; của Mỹ là 100.89 điểm, không thay đổi so với tuần trước; của Châu Âu là 95.63 điểm, giảm 1.7% và của Châu Á là 106.43 điểm, giảm 1.04%. Chỉ số giá thép dẹt là 95.05 điểm, giảm 1.12% và chỉ số giá thép dài là 110.19 điểm, giảm 1.18%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Hiện nay, các nhà máy thép lớn tại Mỹ đều điều chỉnh lại giá thép xuất xưởng và liên tục cải thiện công suất sản xuất. Vào tháng 8/2009, các nhà máy thép của Mỹ cho rằng: việc tăng giá xuất xưởng vào tháng 11/2009 là điều khó có thể xảy ra, nhưng do giá nhập khẩu giảm đã kéo giá thép Trung Quốc giảm và đẩy sản lượng cung tăng, nên cuối cùng điều này đã khiến một số nhà máy thép đã phải điều chỉnh lại mức giá xuất xưởng.

Giá thép tại thị trường Mỹ có chiều hướng giảm thấp hơn. Trong bảng phân tích giá thép cuộn cán phẳng mới nhất của Steelhome đã cho thấy giá thép cuộn cán nóng và thép cuộn mạ kẽm đều giảm. Một số nhà máy thép cho biết giá thép cuộn cán nóng không bao giờ có thể đạt được giá theo benchmark là US$600/tấn trong tháng 11/2009, đặc biệt sau thời điểm Nam Hàn và Nhật Bản đã ấn định mức giá cho Quý 4/2009 là US$530/tấn.

Vào ngày cuối tuần 10/10/2009, sản lượng thép thô trong nước là 1,446,000 tấn thuần với công suất sản xuất 60.6%; sản lượng này đã được điều chỉnh giảm từ mức 85,779,000 tấn với công suất sản xuất 88.0% của cùng kỳ năm 2008 xuống còn 46,197,000 tấn với công suất sản xuất 47.9%.

Lượng cầu tại thị trường Mỹ tăng nên các nhà máy thép không chỉ tăng cường công suất sản xuất mà còn liên tục tăng sản lượng thép nhập khẩu. Theo thống kê của Hiệp Hội Sắt Thép Mỹ (AISI), lượng hàng giao đi từ các nhà máy thép của Mỹ trong tháng 8/2009 là 5.57 triệu tấn Mỹ, giảm 37.1% so với năm trước; từ Trung tâm Giao dịch Kim loại Mỹ (AMSCI) trong tháng 9/2009 là 2.56 triệu tấn, giảm 31.4% so với năm trước. Lượng thép đăng ký nhập khẩu trong tháng 9/2009 là 1.25 triệu tấn thuần, tăng cao kỷ lục kể từ tháng 3/2009 và tăng 46.4% so với lượng nhập khẩu 855,000 tấn của đầu tháng 8/2009.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Giá thép tại thị trường Châu Âu hiện vẫn giảm nhẹ và người ta cho rằng chiều hướng giảm này sẽ phải giữ nguyên trong vài tuần tới vì lượng cầu rất yếu. Theo thống kê của trang web Steelhome, ngày 16/10/2009, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của khối liên minh Châu Âu là US$643/tấn, giá thép cuộn cán nguội là US$761/tấn, giá thép tấm mạ kẽm là US$857/tấn, giá thép tấm dày vừa là US$658/tấn và giá thép tròn là US$554/tấn.

Giá thép xuất khẩu của Cộng đồng các Quốc gia  Độc lập (CIS) bắt đầu giảm, giá thép cuộn cán nóng/ nguội giảm US$40-50/tấn so với tuần trước. Giá thép xây dựng giảm liên tục vì lượng cầu thấp và thị trường thép tại Trung Đông vào mùa thu 2009 ế ẩm. Đầu tháng 10/2009, giá thép xuất khẩu của các sản phẩm bán thành phẩm tại Ukraine và Nga lần lượt là US$425-445/tấn và US$400-420/tấn.

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Liên Bang Nga cho biết: sản lượng thép thô từ suốt tháng 1-9/2009 là 42.8 triệu tấn mét, giảm 24.8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sản phẩm thép là 37.1 triệu tấn mét, giảm 20.8% so với năm trước; sản lượng thép ống là 4.7 triệu tấn, giảm 25.7% và sản lượng than cốc là 19.8 triệu tấn, giảm 24.7%.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Hiện lượng cầu thép tại thị trường Châu Á đã tăng lên, năng suất cũng được phục hồi và những dự án mới đang dần được tiến hành.

Nam Hàn: nhà máy thép Dongkuk sẽ sản xuất từ 1 đến 1.1 triệu tấn thép tấm dày tại Dangjin trong năm 2010. Nhà máy này đã lên kế họach làm việc để cố gắng bắt đầu sản xuất vào ngày 20/10/2009 (một tháng trước kế hoạch) và dự kiến sẽ sản xuất được 40,000 tấn thép tấm dày trong năm 2009.

Tập đoàn POSCO cho biết: họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đầu tư các trang thiết bị sản xuất tại thị trường nước ngoài; trong đó, thị trường nước ngoài chủ chốt của POSCO là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Mexicô, nơi mà POSCO đã xây dựng các nhà máy thép liên hợp hoặc các nhà máy gia công sản xuất thép.

Nhà sản xuất thép POSCO đã đưa ra mục tiêu sản xuất trong năm 2009 là 29.8 triệu tấn và tăng kế hoạch lên 50 triệu tấn trong năm 2018 để trở thành nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên Thế Giới. Các công chức của POSCO cho biết: ngoại trừ 50 triệu tấn của năm, họ còn tăng kế hoạch sản xuất 10 triệu tấn tại các nhà máy thép nước ngoài. Tại Việt Nam, chỉ trong tháng này, POSCO đã hoàn thành kế hoạch sản xuất 1.2 triệu tấn thép cuộn cán nguội /năm tại khu công nghiệp Phú Mỹ (Vũng Tàu), điều này có thể làm lắng dịu việc thiếu hụt lượng cung về thép cuộn cán nguội tại Việt Nam trong năm 2010, đồng thời góp phần bảo đảm thị phần của POSCO tại Đông Nam Á và hỗ trợ POSCO có những cơ hội phát triển mới.

Nhật Bản: vào ngày 17/9/2009, POSCO đã hoàn thành nhà máy thứ 2 về sản xuất thép dùng cho ngành ô tô, đó là POSCO-JNPC tại Nagoya. Theo POSCO, so với sản lượng của nhà máy thép đầu tiên hoạt động vào năm 2006, POSCO-JNPC hiện đã sản xuất 370,000 tấn/ năm về thép dùng cho ngành ô tô. Trong tháng 7/2009, Nhật đã điều chỉnh tăng sản lượng thép thô của Quý 4/2009 từ 21.77 triệu tấn lên 23.07 triệu tấn. Tuy nhiên, có một nhà phân tích đã khẳng định sản lượng thép thô của Quý 4/2009 sẽ còn tăng cao hơn lượng đã điều chỉnh lần thứ 2.

Ấn Độ: sau khi chuyển đổi công nghệ sản xuất, Công ty TNHH Thép Tata đã tái hoạt động lại lò luyện thép #C tại nhà máy thép Jamshedpur với mức công suất là 700,000 tấn. Tata đã có kế hoạch đầu tư khoảng 400 tỉ Rs để tăng sản lượng trong năm 2014 lên 16 triệu tấn. Hiện nay, công suất của nhà máy thép Tata (Jamshepur) đã đạt 6.8 triệu tấn và họ mong nó sẽ tăng lên 10 triệu tấn vào giữa năm 2011.

Giá thép trong nước và xuất khẩu của Nhật, giá thép tại thị trường nội địa và thị trường nhập khẩu của Nam Hàn đều đã giảm nhẹ so với tuần trước. Ngày 16/10/2009, giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng tại Nam Hàn là US$625/tấn; giá thép tấm dày vừa là US$634/tấn và giá thép tròn là US$608/tấn.

Trung Đông: vào mùa thu 2009, thị trường thép tại khu vực Trung Đông không tăng, mà giá thép còn giảm liên tục là vì lượng cầu thép xây dựng ế ẩm. Đầu tháng 10/2009, giá thép tròn tại thị trường nội địa của Iran, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ đều giảm; riêng giá thép tròn của Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu qua UAE và Ai Cập là US$485/tấn (theo điều kiện CFR). Các nhà thương mại cho biết: một số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn cắt giảm giá của họ xuống US$475/tấn (theo điều kiện CFR) hoặc thậm chí thấp hơn. Hiện các nhà máy tích cực tăng sản lượng trong tháng 9/2009 đang phải cắt giảm giá bởi vì số lượng đơn đặt hàng ít ỏi.

Theo thống kê của Hội Liên hiệp Thương mại Quốc Tế (IBA), sản lượng thép thô của Iran trong năm 2009 là 16.2 triệu tấn, tăng 5.1% so với năm trước và sẽ trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Trung Đông. Sản lượng thép thô của Iran trong năm 2008 là 15.6 triệu tấn, giảm 3.1% so với năm trước và họ mong đợi nó sẽ tăng lên 17.7 triệu tấn trong năm 2010, tăng tương ứng 7.9% so với năm 2009.

(Citicom)

ĐỌC THÊM