Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (4-8/1/2010)

(11-01-2010) Nhìn chung, giá thép trên Thế Giới vẫn tăng trong tuần này. Một số nhà máy thép đã liên tục tăng giá thép xuất xưởng trong tháng 12/2009, giá thép tại thị trường Châu Á cũng tiếp tục tăng, riêng thị trường thép tại Châu Âu không thay đổi nhưng đồng euro bị rớt giá mạnh sẽ kéo giá thép của Châu Âu giảm theo. Ngày 8/1/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 104.85 điểm, tăng 1.97% so với cuối năm 2009, của Mỹ là 94.68 điểm, tăng 2.19%; của Châu Âu là 89.8 điểm, giảm 0.14% và của Châu Á là 117.33 điểm, tăng 2.98%. Chỉ số giá thép dẹt là 98.27 điểm, tăng 1.77% so với cuối năm 2009 và thép dài là 112.34 điểm, tăng 1.22%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Giá thép tấm của Mỹ trong năm 2010 dự kiến sẽ tăng lên. So với cuối năm 2009, tuần này giá thép mạ kẽm nhúng nóng là US$714/tấn Mỹ, tăng US$26/tấn và tổng mức tăng trong 4 tuần vừa qua là US$74/tấn Mỹ; giá thép cuộn cán nóng là US$550 tấn, tăng US$1/tấn Mỹ và tổng mức tăng trong 4 tuần vừa qua là US46/tấn Mỹ; giá thép cuộn cán nguộn là US$648/tấn Mỹ, tăng US$7/tấn Mỹ và tổng mức tăng trong 4 tuần vừa qua là US$34/tấn Mỹ. Hiện nay, các hoạt động giao dịch đều yếu, nên một số doanh nghiệp đang chờ đợi, còn một số doanh nghiệp khác vẫn lạc quan hướng tới thị trường trong tương lai vì họ cho rằng giá thép tấm sẽ tăng mạnh một lần nữa khi những người sử dụng tại khu vực miền xuôi bắt đầu mua các sản phẩm thép.

Hôm thứ 5, các nhà sản xuất thép của Mỹ, dẫn đầu là nhà sản xuất thép U.S Steel đã đưa ra cáo buộc yêu cầu Chính phủ có “những hành động khẩn cấp” trong việc điều tra thuế chống bán phá giá hiện nay đối với ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau khi điền đơn cáo buộc vào tháng 9/2009, họ đã phát biểu trên một tờ báo rằng: họ cùng các nhà sản xuất khác nộp đơn khởi kiện là để đáp trả những phản ứng của Trung Quốc về sự tăng thuế đột biến đối với thép ống đúc và thép ống chịu lực Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Mỹ. U.S Steel cho biết thêm: căn cứ theo luật chống phá giá của Quốc tế và Mỹ, mức áp thuế có thể được dựa vào việc định giá sản lượng nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong vòng 90 ngày trước ngày công bố mức thuế sơ bộ và bằng chứng là các nhà sản xuất nước ngoài đã tăng cường nhập khẩu để “chạy thuế”. Bộ Thương mại Mỹ hiện đang lên kế hoạch thực hiện quyết định sơ bộ này vào ngày 16/02/2010.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Hiệp hội Sắt Thép Mỹ thông báo rằng đơn xin nhập khẩu thép trong tháng 12/2009 là 1.33 triệu tấn, giảm 9% so với tháng trước; nhập khẩu thép thành phẩm là 1.12 triệu tấn, tăng 17%, vì vậy lượng thép của Mỹ và thép thành phẩm nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2009 lần lượt là 16.08 và 14.11 triệu tấn, giảm tương ứng 50% và 46%. Mặc dù lượng nhập khẩu trong năm 2009 là nhỏ nhất kể từ năm 1991, nhưng thị phần của thép thành phẩm nhập khẩu trên khắp cả nước đã được khôi phục nhiều, chiếm đến 18% trong tháng 12/2009 và 21% trong năm cả 2009.

Cuối tuần 02/1/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,468,000 tấn thuần với công suất sử dụng là 61.5%. Sản lượng cuối tuần 2/1/2010 là 987,000 tấn với công suất sử dụng là 41.4%. Sản lượng tuần này tăng 48.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cuối tuần 2/1/2010 tăng 1.6% so với sản lượng cuối tuần 26/12/2009 là 1,445,000 tấn với công suất sử dụng là 60.6%. Ngày 02/1/2010, sản lượng đã được điều chỉnh tăng từ 987,000 tấn với công suất sử dụng 41.4% của cùng kỳ năm ngoái lên 1,468,000 tấn với công suất sử dụng 61.5%, tăng tương ứng 48.7%. Sản lượng trong từng khu vực vào cuối tuần 02/1/2010 (đơn vị tính là nghìn tấn thuần): bờ biển phía Đông Bắc: 142; Pittsburgh/Youngstown: 105; Hồ Erie: 40; Detroit : 111; Indiana/Chicago: 367; khu vực phía Trung Tây : 198; khu vực phía Nam: 440 và khu vực phía Tây: 65.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Do giá nguyên vật liệu tăng nên ArcelorMittal và ThyssenKrupp đã nâng giá thép tấm dày cho tháng 2/2010 lên Euro 410-430/tấn, tăng Euro 40/tấn; tuy nhiên, các nhà máy thép khác có thể không chấp nhận điều chỉnh giá như trên bởi vì lượng cầu thép hiện đang yếu. ArcelorMittal và Posco cho biết họ đã lên kế hoạch xây dựng 2 nhà máy thép mới tại miền Nam Ấn Độ và họ chắc chắn rằng sẽ vượt qua những tranh chấp đất đai làm ngăn cản dự án đáng giá $32 tỉ.

Chính quyền địa phương Karnataka đã tuyên bố trong bài phát biểu ngày hôm qua rằng: Posco là nhà sản xuất thép lớn thứ 6 trên Thế giới và họ đã dự tính đầu tư 323 tỉ rupee (tương đương $7 tỉ) vào 1 nhà máy tại bang Karnataka. Họ cho biết thêm: ArcelorMittal, nhà sản xuất thép hợp kim lớn nhất Thế Giới, sẽ ký kết với chính quyền Karnataka vào tháng 6 về việc thiết lập một nhà máy trị giá 300 tỉ rupee và có công suất đạt 6 triệu tấn thuần. Theo chính quyền địa phương cho biết: ArcelorMittal sẽ thỏa thuận với chính quyền Karnataka để sắp xếp 6 triệu mét tấn thiết bị máy móc. Theo dự án này, nhà sản xuất thép Posco tại Luxembourg sẽ cần đến 4,000 mẫu Anh (tương đương 1,619 hec ta) đất và sẽ xây dựng 1 nhà máy có công suất 750 me-ga-oat (megawatt). Họ còn nói nhà sản xuất Posco tại Pohang cũng lên kế hoạch xây dựng một nhà máy có kích cỡ tương tự.

Ban đầu, nhà máy ArcelorMittal đã dự tính xây dựng thêm 2 nhà máy trị giá $10 tỉ tại miền Đông Ấn Độ, nhưng diện tích đất không bảo đảm cho các dự án này. ArcelorMittal nói rằng: từ tháng 10/2005 họ đã dự tính xây dựng 1 nhà máy với năng suất cuối cùng đạt 12 triệu mét tấn tại Jharkhand. Năm sau, họ lại công bố 1 dự án khác cũng có cùng kích cỡ tại bang Orissa lân cận.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Thế Giới năm 2008, 1/3 doanh nghiệp kinh doanh thép trên Thế giới bị lỗ nặng, riêng Nga đã đạt được thị trường cạnh tranh trong thời gian khó khăn đó là vì giá thấp.  

Sản lượng xuất khẩu thép của Nga trong suốt 9 tháng đầu năm 2009

Sản phẩm

Sản lượng xuất khẩu (10,000 tấn)

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%)

Thép thành phẩm

1997

-11

Thép dài

283.5

17

Thép dẹt

654.2

4

Thép ống

99.9

11

Thép bán thành phẩm

959.6

-25

 Trong 9 tháng đầu năm 2009, sản lượng xuất khẩu thép từ Nga sang Châu Á là 5.8 triệu tấn, tăng 33% so với năm ngoái; trong đó, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ và Philippin tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008.

III) THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU Á

Trong suốt thời gian thảo luận giá thép cuộn cán nóng cho quý 1/2010 giữa Nhật Bản và Nam Hàn, các nhà máy thép Nhật Bản đã đưa ra giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng là US$580-600/tấn (theo điều kiện FOB), tăng US$40-50/tấn so với quý 4/2009 là US$540-550/tấn; Nam Hàn cho rằng giá thép cuộn cán nguội đã tăng quá cao và mong rằng giá giao dịch sẽ là US$520/tấn (theo điều kiện FOB); tuy nhiên, rủi ro BF vào cuối tháng 12/2009 đã ảnh hưởng đến lượng cung thép cuộn cán nóng tại thị trường Nhật Bản và thị trường thép Thế Giới tăng, vì vậy những người sử dụng tại Nam Hàn hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Nhật Bản càng sớm càng tốt. Trong tuần tới, các doanh nghiệp thép cuộn cán nguội của Nam Hàn dự tính sẽ giữ mức giá thương thuyết của họ cho những khách hàng nước ngoài; khi đó, giá xuất khẩu là US$700/tấn (theo điều kiện FOB), tăng khoảng US$20/tấn; giá thép mạ kẽm nhúng nóng là US$750/tấn và thép tấm có sơn phủ bên ngoài là US$900/tấn.

Hiện nay, giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội của các nhà máy Nam Hàn là US$680/tấn; thép mạ kẽm nhúng nóng là US$730/tấn; thép tấm có sơn phủ bên ngoài là US$900/tấn. Các nhà máy thép cuộn cán nguội Nam Hàn đã tăng giá xuất khẩu vì giá trên Thế giới tăng. Hiện nay, giá xuất khẩu của các nhà máy thép cuộn cán nguội Trung Quốc (hàng giao trong tháng 2/2010) là US$640/tấn và trong tương lai sẽ tăng lên US$670-700/tấn.

Gần đây, tập đoàn thép Trung Quốc (China Steel Corporation) đã quyết định tăng giá xuất khẩu thêm US$30-50/tấn sang khu vực đất liền tại Đông Nam Á; trong đó, mức tăng của thép cuộn cán nguội, thép cuộn cán nóng và thép Silic là cao nhất, tăng trung bình khoảng 7-9%.

Ấn Độ: vì lượng cầu tại Ấn Độ mạnh nên các nhà máy thép SAIL, Tata, Essar, Bhushan và JSW đã quyết định tăng giá thép lên 2000 rupee/tấn, SAIL sẽ tăng giá thép dẹt và thép dài lên 1500 rupee/tấn, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức; Tata sẽ tăng giá thép dẹt lên 1500 rupee/tấn (tối đa); Bhushan sẽ tăng giá thép dài và thép dẹt lên 2000 rupee/tấn; Essar sẽ tăng giá thép dẹt lên 4% điểm; JSW sẽ tăng giá thép lên 5%. Trong 2 tháng vừa qua, giá thép tại Ấn Độ giảm US$150-200/tấn vì lượng cung quá tải tại Trung Quốc và mối đe dọa từ các nguồn nhập khẩu.

Đông Nam Á: Đồng Việt Nam rớt giá, sự thiếu hụt nguồn vốn và giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng cao đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Việt Nam. Trong 2 tuần gần đây, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng sang Việt Nam tăng US$30-60/tấn; trong đó, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản vào cuối tháng 2/2010 sẽ tăng từ mức US$520-550/tấn của tháng 1/2010 lên đến US$580/tấn (theo điều kiện CFR), riêng giá xuất khẩu của Nam Hàn vẫn duy trì ở mức US$550/tấn.

(Citicom)

ĐỌC THÊM