Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (26/3 – 2/4/2010)

Các nhà máy thép trên Thế Giới như POSCO, Hyundai, ArcelorMittal và Corus đều tăng giá thép của họ từ tháng 3/2010. Nhìn chung, thị trường thép Thế Giới hiện đang tăng mạnh. Từ các phương tiện truyền thông cho biết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán quặng sắt trên Thế Giới hiện đã được thay thế bằng hệ thống báo giá hằng quý. Ngày 30/3/2010, BHP Billiton thông báo rằng họ đã tăng giá quặng sắt đối với các nhà máy thép Châu Á lên US$ 110-120/tấn trong quý 2/2010. Tóm lại, giá thép Thế Giới có thể sẽ tăng theo một chu kỳ khác nữa bởi vì giá kim loại đã tăng cao hơn.

Tuần này, thị trường thép Thế Giới tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Ngày 2/4/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 122.65 điểm, tăng 2.57% so với tuần trước; của Châu Á là 132.6 điểm, tăng 2.78% ; của Mỹ là 114.48 điểm, tăng 0.6%; của Châu Âu là 116.69 điểm, tăng 3.1%. Chỉ số giá thép dẹt là 115.35 điểm, tăng 0.62% so với tuần trước và thép dài là 130.57 điểm, tăng 2.95%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Trong cuộc đàm phán giá quặng sắt Thế Giới, các nhà máy thép của Mỹ đã tỏ ra điềm tĩnh hơn so với các đối tác Châu Âu và Châu Á. Theo tờ báo Associated, giá quặng sắt Thế Giới ít có ảnh hưởng đến thị trường thép của Mỹ bởi vì hầu hết các nhà máy thép của Mỹ đều sử dụng nguồn quặng sắt từ thị trường nội địa cung cấp. Tính độc đáo của thị trường Mỹ là một nhà máy thép sẽ thương lượng với các mỏ sắt. Các nhà máy thép của Mỹ và các thợ mỏ trong nước sẽ tổ chức một cuộc đàm phán mỗi năm hoặc vài năm một lần. Vì vậy, mức giá định ra sẽ được áp dụng trong suốt 1 năm hoặc nhiều năm, nhưng kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán sẽ không được thông báo trước công chúng, bởi vì ngành công nghiệp thép đóng vai trò hạn chế trong nền kinh tế. Kể từ tháng 5 năm ngoái, giá thép đã tăng gấp đôi sau khi Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế và lượng cầu thép được tăng lên.

Vào ngày cuối tuần 27/3/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,734,000 tấn thuần với công suất sản xuất 71.7%. Sản lượng cuối tuần 27/3/2009 là 983,000 tấn với công suất sản xuất 41.1%. Sản lượng của tuần này cũng tăng 76.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào ngày 27/3/2010, sản lượng đã được điều chỉnh tăng từ 12,548,000 tấn với công suất sản xuất 42.9% của cùng kỳ năm ngoái lên 20,121,000 tấn với công suất sản xuất 67.7%, tăng tương ứng 60.4%.

Giá thép phế liệu tăng liên tục cũng là 1 yếu tố thúc đẩy thị trường thép tăng lên và giá thép phế liệu có thể sẽ tăng thêm nữa trong tháng 4/2010. Giá thép phế liệu của Mỹ có thể tăng từ US$ 500/tấn trở lên và dây thép phế liệu là US$ 400/tấn Mỹ. Thị trường thép của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong tháng 4/2010.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Tuần này, giá thép tại thị trường Châu Âu vẫn đang tăng.

Giá thép dẹt tại khu vực phía Nam Châu Âu đã tăng vượt trội phía Bắc Âu. Hiện nay, giá thép cuộn cán nóng tại phía Nam Châu Âu là EUR506/tấn (tương đương US$678/tấn), trong khi giá thép cuộn cán nguội và thép cuộn mạ kẽm chỉ tăng khoảng 7%. Thời gian giá thép cuộn cán nóng/ cán nguội tăng dẫn đầu là 6 tuần. Giá thép cuộn cán nguội tại Bắc Âu tăng thêm EUR16/tấn và giá thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng là EUR575/tấn (tương đương US$771/tấn); nhưng giá thép cuộn cán nóng đã giảm xuống một chút.

Về các sản phẩm thép dài, giá thép tròn và thép cuộn xây dựng trong tháng 3/2010 tại phía Nam Châu Âu tăng khoảng EUR100/tấn. Hiện nay, giá xuất xưởng thép tròn và thép cuộn xây dựng lần lượt là EUR460-480/tấn (tương đương US$614-640/tấn) và EUR480-500/tấn (tương đương US$640-667/tấn). Trong tháng 4/2010, người ta dự đoán giá xuất xưởng thép tròn sẽ tăng EUR480-520/tấn (tương đương US$640-694/tấn) trong khi giá xuất xưởng thép cuộn xây dựng sẽ tăng EUR500-520/tấn (tương đương US$667-694/tấn). Những người mua hàng tại Nam Âu buộc phải chấp nhận mức giá tăng vì hầu hết các nhà sản xuất đều đang tăng giá xuất xưởng.

Mặc dù lượng cầu đang tăng, nhưng giá quặng sắt cao cũng là một nguyên nhân chính của việc đẩy giá thép tăng cao.

Ngày 1/4/2010, nhà máy thép lớn nhất nước Đức - ThyssenKrupp đã tuyên bố rằng khoảng 100,000 công nhân của họ tại Châu Âu sẽ bị thất nghiệp vì giá quặng sắt tăng cao.

Hiện ngành công nghiệp thép đã có các biện pháp chủ động để đối phó với giá quặng sắt tăng cao. Vào hôm thứ 3, Liên đoàn thép của Đức đã cảnh báo các nhà cung cấp quặng sắt rằng không nên thay đổi thời gian kéo dài hợp đồng, vì điều này như một động thái sẽ dẫn đến chi phí và giá tăng cao hơn. Chủ tịch Liên đoàn thép- Hans Juergen Kerkhoff đã nói “các hợp đồng theo quý sẽ dẫn đến giá cao hơn, mức giá dao động lớn và kế hoạch ít được bảo đảm, không những chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn bộ chuỗi hoạt động kinh doanh sắt thép”.

Vì chi phí đầu vào tăng cao, nên các nhà máy thép Châu Âu đã tăng giá xuất xưởng đối với người sử dụng, còn người mua hàng tại thị trường địa phương Châu Âu đã kháng cự lại việc tăng giá này. Ví dụ, các nhà sản xuất ô tô Volkswagon, PSA Peugeot Citroen, Fiat… đã kêu gọi cơ quan pháp luật của khối EU hãy tìm ra một cách khắc phục “mức giá hiện hành tăng bất thường” bởi vì giá quặng sắt tăng lên theo yêu cầu của ba thợ mỏ hàng đầu.

Hiện nay, tại Châu Âu, giá chuẩn của thép cuộn cán nóng được áp dụng cho nhiều công ty như Toyota Motor và Royal Philips Electronics là US$700/tấn. Nhà máy Eurofer cho biết giá thép theo từng quý của các nhà máy Nam Hàn và nhà máy Vale sẽ cộng thêm 1/3 chi phí sản xuất của các nhà sản xuất thép.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những quốc gia xuất khẩu thép quan trọng nhất của Thế Giới đã liên tục tăng giá xuất khẩu. Các nhà thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng giá xuất khẩu thép thanh chịu lực sang Singapore là US$690-700/tấn, tăng so với thời gian trước là US$620-640/tấn. Đầu tháng 3/2010, giá xuất khẩu thép thanh chịu lực của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có US$550-560/tấn (theo điều kiện CFR). Ngoài ra, Công ty thép Erdemir dự đoán mức giá tăng của thép cuộn cán nóng là US$80/tấn. Ví dụ, giá thép mạ kẽm nhúng nóng 0.5mm là US$975-1030/tấn,tăng so với mức giá trước đó là US$940-960/tấn. Giá thép cuộn cán nguội là US$830/tấn, cao hơn mức giá US$800/tấntrước đó.

Tại CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập): giá xuất khẩu thép tấm dày vừa là US$100/tấn. Giá xuất khẩu của nhà máy Ilyich đạt US$680/tấn (theo điều liện FOB, tại Marioupol) và US$700/tấn (theo điều liện FOB, tại Odessa). Đầu tháng 3/2010, giá xuất xưởng thép tấm dày vừa của nhà máy Alchevsk giảm US$30/tấn và giá xuất khẩu của nhà máy MMK là US$630/tấn (theo điều kiện FOB, tại biển Đen).

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Ngày 27/3/2010, một phương tiện truyền thông của Nhật cho biết nhà máy thép Vale và Nippon - nhà máy thép lớn nhất nước Nhật và lớn thứ 2 trên Thế Giới đã đạt được thỏa thuận về giá cơ bản là $100-$110/tấn quặng sắt trong tháng 4-6/2010, tiếp theo đó, bản tin về thị trường kim loại Nhật Bản đã thông báo nhà máy BHP Billiton cũng đã thỏa thuận thành công mức giá quặng sắt ngắn hạn với hầu hết các khách hàng Châu Á.

Giá của những thành phần chế tạo thép khác như thép phế liệu cũng tăng cao. Giá trung bình của HMS2 tại Kanto, Chubu và Kansai là JPY35,753/tấn, tăng JPY 789/tấn so với tuần trước; đây là mức giá tăng cao trong 12 tuần liên tiếp và tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008. Tại Nam Hàn, các nhà sản xuất thép như Dongkuk Steel và Dongbu Steel… đã tiếp tục mua thép phế liệu được sản xuất từ Nhật.

Hiện nay, lượng cầu thép rất mạnh, nên đã đẩy sản lượng thép tăng lên. Ngày 29/3/2010, Bộ Kinh Tế và Bộ Công Thương của Nhật cho biết sản lượng thép thô của Nhật trong quý 2/2010 là 26.17 triệu tấn, tăng 37.1% so với năm ngoái.

Giá xuất khẩu thép cũng tăng. Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nhật Bản sang Nam Hàn (giao hàng trong tháng 5/2010) là US$ 700/tấn (theo điều kiện FOB), bằng với giá xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Mỹ Latin trong tháng 4/2010. Giá xuất khẩu thép ống của Nhật sang Trung Quốc là US$ 760/tấn (theo điều kiện C&F - giao hàng trong tháng 4 và 5/2010), cao hơn mức giá US$ 560/tấn (theo điều kiện C&F) trong tháng 1/2010 và giá giao hàng trong tháng 6/2010 là US$ 600/tấn (theo điều kiện C&F). Giá xuất khẩu thép ống của nhà máy Hyundai Steel sang Trung Quốc cho tháng 4/2010 là US$ 780/tấn (theo điều kiện C&F), còn giá giao dịch khoảng US$ 750/tấn (theo điều kiện C&F). Giá giao dịch của thép thanh chịu lực của Hyundai Steel xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á giữa tháng 3/2010 là US$ 630-640/tấn (theo điều kiện FOB).

Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Trung Quốc lại tiếp tục tăng cao. Giá thép cuộn cán nóng là US$ 650/tấn (theo điều kiện FOB), tăng US$ 15/tấn so với tuần trước. Giá xuất khẩu của các nhà sản xuất thép cuộn cán nóng Trung Quốc sang Nam Hàn (giao hàng trong tháng 5/2010) là US$ 700/tấn (theo điều kiện C&F), mức giá này tương đương khoảng US$ 680/tấn (theo điều kiện FOB).

Lượng cầu thép thanh chịu lực tại Ả Rập Saudi vẫn mạnh, các nhà máy thép đang cố gắng hết sức để đáp ứng lượng cầu tại địa phương. Các nguồn nhập khẩu từ các quốc gia lân cận cũng tăng dần. Tuy nhiên, các nhà thương mại không lạc quan vào thị trường vì người ta đã đoán trước thép thanh chịu lực sẽ rớt giá trong những tháng tới. Chính phủ Ả Rập Saudi đã nỗ lực làm ổn định thị trường thép thanh chịu lực bằng cách hỗ trợ cho thị trường thép xây dựng tại địa phương. Tuy nhiên, các nhà máy thép đã mong đợi Chính phủ chấp thuận mức giá tăng đột ngột của thép thanh chịu lực vì giá thép phế liệu tăng cao. Hiện nay, giá thép thanh chịu lực của nhà máy Sabic Hadeed là 2200 rial/tấn (tương đương US$ 586/tấn) và người ta dự đoán giá bán trong tháng 4/2010 sẽ tăng lên 2600-2700 rial/tấn (tương đương US$ 639-719/tấn); tuy nhiên, giá xuất khẩu của một số nhà thương mại lên đến 3000 rial/tấn (tương đương US$ 800/tấn).

Steelhome

ĐỌC THÊM