Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (23/7 - 30/7/2010)

Tuần này, thị trường thép Thế Giới (ngoại trừ Mỹ) tiếp tục tăng với tốc độ nhanh chóng.  

Ngày 30/7/2010, chỉ số giá thép theo SteelHome (SH_GSPI) của Thế Giới là 117.41 điểm, tăng 0.81% so với tuần trước; của Mỹ là 111.17 điểm, giảm 1.16% so với tuần trước; của Châu Âu là 107.23 điểm, tăng 0.23% so với tuần trước; của Châu Á là 125.66 điểm, tăng 1.63% so với tuần trước. Chỉ số giá thép dẹt là 112.41 điểm, tăng 1.06% so với tuần trước và chỉ số giá thép dài là 123.14 điểm, tăng 0.67% so với tuần trước.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Tuần này, căn cứ theo bảng giá thép phế liệu và giá thép Thế Giới ngày 30/7/2010, giá nhập khẩu thép thành phẩm vẫn ổn định, nhưng giá xuất xưởng của các nhà máy thép tại Mỹ giảm.

(Đơn vị tính: USD/ tấn)

Thép cuộn cán nóng

Thép cuộn cán nguội

Thép cuộn mạ kẽm

Thép tấm dày vừa

Thép tròn

Giá nhập khẩu (CIF, cảng Gulfport, hàng giao đã có thuế)

623

733

843

634

601

Giá thép của các nhà máy tại khu vực Trung Tây (FOB)

639

761

821

865

650


Tập đoàn sắt thép Mỹ (USS) cho biết: trong quý 2/2010 họ vẫn bị lỗ vốn nhưng ít hơn năm ngoái vì doanh số bán hàng nhiều hơn gấp đôi và họ chỉ ra rằng có “một sự chuyển biến mạnh mẽ” kể từ năm ngoái, nhưng vẫn còn một số trở ngại phía trước cần phải khắc phục.

Vào ngày cuối tuần 24/7/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,742,000 tấn thuần với công suất 72.0%; sản lượng cùng kỳ năm 2009 là 1,255,000 tấn thuần với công suất 52.4%. Sản lượng tuần này tăng 38.8% so với sản lượng cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cuối tuần ngày 24/7/2010 tăng 1.0% so vớisản lượng cuối tuần ngày 17/7/2010 là 1,726,000 tấn với công suất 71.4%. Sản lượng được điều chỉnh đến ngày 24/7/2010 tăng từ 31,052,000 tấn với công suất 44.6% của cùng kỳ năm ngoái lên 50,064,000tấn với công suất 70.7%, tăng tương ứng 61.3%. Sản lượng tính đến ngày 24/7/2010 tại các khu vực (đơn vị tính là ngàn tấn thuần) gồm Bờ biển phía Đông Bắc: 122; Pittsburgh/Youngstown: 132; Lake Erie: 42; Detroit : 128; Indiana/Chicago: 410; khu vực Trung Tây: 241; khu vực phía Nam: 586 và phía Tây: 81.

Trong tháng 6/2010, sản lượng thép nhập khẩu giảm 13.6% so với tháng 5/2010, nhưng tăng gần 130% so với cùng kỳ năm 2009.

Tổng lượng thép nhập khẩu trong tháng 6/2010 là 1.98 triệu tấn, giảm 13.6% so với 2.29 triệu tấn của tháng 5/2010 và tăng 130% so với tháng 6/2009. Theo số liệu thống kê đến nay, lượng nhập khẩu tăng từ 8.6 triệu tấn của năm 2009 lên 11.7 triệu tấn vào năm 2010, tăng tương ứng 35.1%.

Các dữ liệu thống kê cho thấy lượng nhập khẩu thép bán thành phẩm trong tháng 6/2010 tăng 760.8% so với tháng 6/2009, còn theo các số liệu báo cáo sơ bộ thì lượng nhập khẩu thép bán thành phẩm tăng từ mức 567,000 tấn của năm 2009 lên 2,485,000 tấn vào năm 2010, tăng tương ứng 338.3%.

Ngày 23/7/2010, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố rút lại việc xem xét hành chính vụ đánh thuế chống bán phá giá đối với 31 nhà sản xuất đinh thép của Trung Quốc. Ngày 3/8/2009, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố một thông báo về yêu cầu xem xét hành chính trình tự đánh thuế chống bán phá giá đối với một số nhà sản xuất đinh thép của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (“PRC”) với thời gian xem xét lại (“POR”) từ 23/1/2008 cho tới 31/7/2009.

Ngày 22/9/2009, căn cứ theo yêu cầu từ các bên khác nhau, Bộ đã bắt đầu xem xét hành chính lại vụ việc đánh thuế chống bán phá giá đối với một số loại đinh thép của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (“PRC”) lần thứ 1, gồm 158 công ty.

Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội sắt thép Thế Giới, tổng sản lượng thép thô của Nam Mỹ trong nửa đầu năm 2010 là 21.3 triệu tấn, tăng 33.2% so với năm ngoái. Sản lượng trong tháng 6/2010 là 2.76 triệu tấn, tăng 34.4% so với năm 2009 là 3.71 triệu tấn. Trong nửa đầu năm 2010, sản lượng thép thô của nhà sản xuất thép lớn nhất Mỹ Latin, đó là nước Brazil đạt 16.4 triệu tấn, tăng 55% so với năm ngoái; sản lượng trong tháng 6/2010 là 2.85 triệu tấn, tăng 46.8% so với năm ngoái.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Tuần này, giá thép tại Châu Âu vẫn ổn định và có dấu hiệu tăng lên.

USD/tấn

Thép cuộn cán nóng

Thép cuộn cán nguội

Thép mạ kẽm nhúng nóng

Thép tấm dày vừa

Thép tròn

Giá xuất xưởng của các nhà máy tại EU

785

875

888

795

547

Giá nhập khẩu (CFR)

707

849

862

753

547


Nhà sản xuất thép lớn nhất Thế Giới ArcelorMittal và các nhà sản xuất khác của Châu Âu sẽ thu được nhiều lợi nhuận trong quý 2/2010 là nhờ vào việc tái tích trữ hàng tồn kho, lượng cầu từ ngành sản xuất ô tô và giá thép đều tăng cao hơn. Chi phí nguyên vật liệu lại tăng cao, cộng thêm tình hình kinh tế ảm đạm và thị trường thép càng giảm thấp hơn vào mùa hè, nên các nhà sản xuất thép trở nên bi quan đối với thị trường thép trong nửa cuối năm 2010.

ArcelorMittal, nhà máy có mức sản lượng cao gần gấp đôi đối thủ gần nhất của họ vào năm ngoái, dự đoán rằng lợi nhuận của họ sẽ tăng gần 60% trong quý 2/2010 lần đầu tiên sau đợt giảm vào tháng 1-3/2010. Ngày 28/7/2010, ArcelorMittal cho rằng giá thép có khuynh hướng giảm từ 10% - 15% trong quý 3/2010. Ngòai ra, UniCredit dự báo rằng các nhà máy thép đang phải đương đầu với giá quặng sắt và giá than cốc tăng mạnh nhưng giá giao ngay giảm. Giá giao ngay của quặng sắt thấp hơn đã được ấn định trong thời gian 3 tháng, nên sẽ tốn thời gian để tăng lên. ArcelorMittal dự tính sản lượng quặng sắt của họ sẽ tăng đến 10 triệu tấn trong năm 2010.

Giá nguyên vật liệu tăng, nên các nhà máy thép đã tăng giá xuất xưởng để bù đắp những tổn thất do bị lỗ. Các nhà sản xuất thép Châu Âu đã tăng giá thép tròn trong tháng 8/2010 thêm EUR40/tấn (tương đương US$52/tấn) là EUR440-450/tấn, nên không thành công trong việc kích thích mong muốn mua hàng của người mua. Một nhà thương mại tại Nam Âu cho biết: hiện các nhà sản xuất và nhà thương mại thép tròn của Nam Âu chỉ mua bán thương mại với một lượng nhỏ vì lượng cầu từ ngành xây dựng yếu.

Theo thống kê từ Liên đoàn các nhà sản xuất Thép của Ý (FEDERACCIAI): trong 5 tháng đầu năm 2010, sản lượng nhập khẩu thép thành phẩm của Ý là 7.01 triệu tấn, tăng 32% so với năm ngoái, trong khi sản lượng xuất khẩu là 6.57 triệu tấn, tăng 27.5% so với năm ngoái; còn sản lượng nhập khẩu thép bán thành phẩm của Ý là 1.67 triệu tấn, tăng 44.9% so với năm ngoái và sản lượng xuất khẩu thép bán thành phẩm của Ý là 440,000 tấn, tăng 126.8% so với năm ngoái.

Từ tháng 1-5/2010, lượng nhập khẩu thép dài của Ý là 924,000 tấn mét, tăng 34.7% so với năm ngoái; trong khi lượng xuất khẩu thép dài của Ý là 1.4 triệu tấn, giảm 1.6% so với năm ngoái. Mặt khác, trong suốt 5 tháng đầu năm 2010, lượng nhập khẩu thép dẹt của Ý là 3.87 triệu tấn, tăng 31.5% so với năm ngoái; lượng xuất khẩu thép dẹt của Ý là 2.72 triệu tấn, tăng 44.9% so với năm ngoái.

Theo một thông báo ngày 26/7/2010, tổng sản lượng thép thô của Severstal trong nửa đầu năm 2010 là 8.66 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2009; tổng sản lượng thép cán nóng là 6.5 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu năm 2010, tổng doanh số quặng viên và than của Severstal lần lượt là 1.255 triệu tấn và 3.66 triệu tấn, giảm tương ứng 26% và tăng tương ứng 62% so với cùng kỳ năm 2009; trong khi đó, doanh số thép cuộn là 6.95 triệu tấn, tăng 33%; doanh số thép thành phẩm và các dòng sản phẩm thép khác lần lượt là 408,117 triệu tấn và 894,824 triệu tấn, tăng lần lượt tăng 27% và 18% so với cùng kỳ năm 2009.

Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2010, nhà máy thép Severstal của Nga đã sản xuất 5.3 triệu tấn thép thô, tăng 27% so với năm ngoái và 4.23 triệu tấn thép cán nóng, tăng 33% so với năm ngoái. Doanh số thép cuộn là 3.8 triệu tấn, tăng 32% so với năm ngoái. Sản lượng thép cán nóng của nhà máy Severstal Bắc Mỹ là 2.256 triệu tấn, tăng 44% so với năm ngoái; sản lượng thép thô là 3.35 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009. Thêm vào đó, doanh số thép cuộn của nhà máy Severstal Bắc Mỹ là 3.16 triệu tấn, tăng 32%, nhưng doanh số các sản phẩm thép chỉ đạt 48,700 triệu tấn, giảm 27%.

Các nhà máy thép của Nga và Ukraina đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng lên US$570-580/tấn, tăng gần US$30/tấn (điều kiện FOB) đối với Trung Đông. Cho đến nay, những người mua hàng tại Trung Đông vẫn đang chờ đợi giá giảm. Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nga và Ukraina đến Châu Á là US$590/tấn (điều kiện FOB).

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Tuần này, thị trường thép Châu Á vẫn tăng. Theo dữ liệu từ SteelHome, chỉ số giá thép của Châu Á là 125.66 điểm, tăng 1.63% so với tuần trước. Các nhà máy thép của Nhật đã thực hiện tốt chính sách tăng giá thép và giá nguyên vật liệu trong năm 2010.

Trong thời gian từ tháng 4-9/2010, 2 nhà máy thép lớn nhất Nhật Bản là Nippon và JEF đã thu được mức lợi nhuận là JPY100 tỷ, thấp hơn so với lợi nhuận JPY225.5 tỷ của quý 2/2009.

Kể từ đầu năm nay, các nguồn vốn đầu tư lớn cho ngành xây dựng cơ sở hạ tầng đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành thép Châu Á. Nhưng thị trường thép Trung Quốc đang giảm và việc đổi mới cơ chế giá nguyên vật liệu lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp.   

Các nhà sản xuất thép của Nhật đã lần lượt chuyển hướng sang thị trường nước ngoài vì lượng cầu tại thị trường trong nước yếu.

1. Hôm nay, BlueScope Steel (BSL) đã công bố một thỏa thuận về việc tham gia hợp tác kỹ thuật lâu dài với tập đoàn thép Nippon (NSC) để phát triển các dòng sản phẩm thép mạ phủ tiếp theo trong thời gian tới nhằm phục vụ cho thị trường xây dựng và các cao ốc trên Thế Giới. Như vậy, theo thỏa thuận này BSL và NSC sẽ cùng tiến hành nghiên cứu và phát triển.

2. Hôm thứ 6, Chủ tịch tập đoàn thép Nippon – Ông Akio Mimura cho biết họ mong muốn sản xuất được 60 triệu tấn thép/ năm tạicác nhà máy thép trong và ngoài nước. Tại 1 buổi diễn thuyết ở Tokyo, Ông Mimura đã cho biết công suất hàng năm hiện nay tại các nhà máy trong nước là 30-40 triệu tấn. Ông nói rằng việc mở rộng công suất bằng cách tiếp quản các công ty ở nước ngoài sẽ gặp khó khăn vì có thể Chính phủ sẽ can thiệp vào. Tuy nhiên, Ông Mimura cho biết thêm họ vẫn sẽ mở rộng công suất bằng cách thiết lập liên minh không rõ ràng với các công ty nước ngoài.

3. JFE Steel sẽ giành được một cổ phần trong JSW Steel bằng cách góp một phần vốn trị giá 48 tỷ rupee Ấn Độ. Công ty này lên kế hoạch mua lại 14.99% quyền biểu quyết, đó sẽ là các khoản đầu tư bổ sung nếu việc mua lại không đạt được con số này vì nhiều lý do nhưng không giới hạn mức thay đổi có thể về giá cổ phiếu của JSW Steel. JSW Steel đã thành lập một cơ sở kinh doanh vững chắc tại Ấn Độ là nhờ vào các chiến lược mở rộng công suất và tăng cường các mỏ quặng sắt nhằm cải thiện tỷ lệ tăng trưởng và lợi nhuận. Giờ có thêm JFE Steel tham gia, nên cả hai công ty đã lên kế hoạch hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực hiện dự án xây dựng nhà máy thép Tây Bengal.

Ngày 27/7/2010, Posco tuyên bố giữ nguyên giá thép không gỉ trong tháng 8/2010 để kích thích lượng cầu tai thị trường nội địa. Posco đã giảm giá thép không gỉ cho tháng 7/2010 là KRW300,000/tấn để kìm hãm sự phát triển lan rộng của thị trường  nhập khẩu. Trong tháng 7/2010, giá thép cuộn cán nóng không gỉ là KRW3.35 triệu/tấn và giá thép cuộn cán nguội không gỉ là KRW3.62 triệu/tấn.

Nam Hàn đã chuyển hướng sang buôn bán tại thị trường trong nước vì lượng xuất khẩu giảm. Theo thống kê của KOSA, lượng thép cuộn cán nóng bán ra trong tháng 6/2010 đã đạt đỉnh điểm kể từ tháng 11/2007 là 824,000 tấn. Các nhà thương mại lớn cho rằng sản lượng thép cuộn cán nóng giảm trong tháng 7/2010 chủ yếu là do sản lượng xuất khẩu giảm và sản lượng tồn kho tại thị trường nội địa tăng.

Việc thương lượng giá thép giữa Posco và các nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nam Hàn gồm Hyundai-KIA và GM Dawoo đã kết thúc. Sau đợt tăng KRW180,000/tấn trong tháng 5/2010, Posco đã tăng giá thép tấm trong tháng 7/2010 thêm KRW55,000/tấn vì giá nguyên vật liệu tăng.

Hiệp hội sắt thép Việt Nam cho biết giá thép trong nước đã tăng một lần nữa từ VND 100,000/tấn đến VND 500,000/tấn sau 3 tháng giảm liên tục. VSA cho biết thêm: hiện nay, giá thép xuất xưởng đang ở mức VND12.2 -12.8 triệu/tấn (không bao gồm thuế VAT) so với giá VND 11.5-13 triệu/tấn trong tháng 6/2010. Ngoài ra, thép được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Hán Việt và Công ty Cổ phần Việt Đức lần lượt tăng là VND 200,000/tấn và VND 100,000/tấn so với tháng trước

Tập đoàn thép Việt Nam đã tăng giá thép trong tháng 7/2010 lên 4 lần. Ngày 27/7/2010, giá thép cuộn xây dựng sẽ tăng thêm VND300,000/tấn là VND14.26-14.32 triệu và giá thép tròn sẽ là VND14.54 triệu. Giá bán lẻ của thép cuộn xây dựng và thép tròn trên thị trường lần lượt là VND13.50-13.60 triệu và VND13.75 triệu.

Ông Nguyễn Tiến Nghi- phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) cho biết: giá phôi thép và thép phế liệu trên thị trường Thế Giới tăng lần lượt USD 560/tấn và USD 380/tấn, tăng tương ứng USD 50/tấn từ tháng 6/2010 và USD 30/tấn.

Ông Nghi cho đó là dự báo khoảng 360,000 – 390,000 tấn thép trong nước có thể được bán trong tháng này, tăng từ mức 30,000 tấn của tháng 6/2010 và 50.000 tấn của tháng 5/2010. Ngoài ra, một nhà máy thép tấm mạ kẽm lớn nhất khu vực Trung Đông có công suất 400,000 tấn/ năm (nằm tại Ghazvin - Iran) sắp được đưa vào hoạt động.

Nguồn: Steelhome.com

ĐỌC THÊM