Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (23-30/10/2009)

Tuần này, giá thép dẹt tại Mỹ giảm liên tục; giá thép xuất khẩu và nhập khẩu tại Châu Âu giảm mạnh; giá thép tại Việt Nam cũng giảm liên tục bởi vì lượng nhập khẩu lớn từ các nước Đông Nam Á và lượng hàng tồn kho cao. Giá thép tại các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) giảm từ 7-17%, còn giá thép tại Trung Quốc vẫn tiếp tục biến động. Ngày 30/10/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 101.167 điểm, giảm 1.37% so với tuần trước; của Mỹ là 97.35 điểm, giảm 3.51%; của Châu Âu là 92.45 điểm, giảm 3.7% và của Châu Á là 107.78 điểm, tăng 0.52%. Chỉ số giá thép dẹt là 95 điểm, giảm 0.55% và chỉ số giá thép dài là 109.68 điểm, giảm 1.76%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Tại Mỹ, sản lượng thép đang tăng trở lại, nhưng giá thép vẫn có chiều hướng giảm bởi vì lượng cầu ế ẩm cộng thêm mùa đông sắp đến. World Steel Dynamics,một công ty Tư vấn về Thép tại Mỹ cho biết: giá xuất xưởng theo Benchmaker của thép cuộn cán nóng tại Mỹ là US$592/tấn, giảm 2.8% so với giá cách đây 2 tuần là US$609/tấn. Giá xuất xưởng thép tròn tại khu vực phía Đông sông Mississippi là US$530/tấn.

Vào ngày cuối tuần 24/10/2009, tổng sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,507,000 tấn thuần với công suất sản xuất 63.2%. Đến ngày 24/10/2009, sản lượng đã được điều chỉnh giảm từ 89,143,000 tấn với công suất sản xuất 88.0% của cùng kỳ năm 2008 xuống còn 49,177,000 tấn với công suất sản xuất 48.6%, giảm tương ứng 44.8%.

Theo thống kê của Hiệp hội Sắt Thép Mỹ (ASA) vào ngày cuối tuần 24/10/2009, lượng nhập khẩu thép trong tháng 9/2009 của Mỹ là 1.2 triệu tấn Mỹ, tăng 23% so với tháng 8/2009 và  lượng nhập khẩu thép thành phẩm là 1.02 triệu tấn Mỹ (đây là mức nhập khẩu cao nhất kể từ tháng 4/2009), tăng 25% so với tháng trước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thép của Mỹ đã yêu cầu Ông Ron Kirk (người đại diện Thương mại Mỹ) và Ông Gary Faye Locke (Bộ Trưởng Bộ Thương mại Mỹ) đề nghị Trung Quốc nâng thêm giá trị của đồng nhân dân tệ (RMB) trong thương mại giữa 2 nước Trung Quốc và Mỹ.

 

II) THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU ÂU

Tuần này, lượng cầu thép trên thị trường Châu Âu vô cùng ế ẩm và giá thép giảm liên tục, tuy nhiên, sản lượng thép của khối liên minh Châu Âu (EU) trong quý 4/2009 vẫn tăng rõ rệt. Ngày 26/10/2009, khối liên minh Châu Âu (EU) đưa ra mức giá tại thị trường nội địa của thép cuộn cán nóng là 390-460 Euro/tấn, thép cuộn cán nguội là 450-460 Euro/tấn, thép mạ kẽm là 560-600 Euro/tấn và thép tròn là 340-360 Euro/tấn; còn giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là 390-460 Euro/tấn, thép cuộn cán nguội là 500-540 Euro/tấn, thép mạ kẽm là 520-530 Euro/tấn và thép tròn là 330-340 Euro/tấn.

Theo báo cáo mới nhất từhãng phân tích của Anh (MEPS) cho biết: sản lượng thép của khối liên minh Châu Âu (EU) trong quý 4/2009 sẽ tăng liên tục và các lò luyện thép để không sẽ họat động trở lại. Công suất sản xuất tăng từ 57% trong quý 3/2009 lên gần 67% trong 3 tháng cuối năm. Mặc dù tổng sản lượng trong năm 2009 có cải thiện nhưng vẫn giảm hơn 30% so với năm ngoái.

Sản lượng thép tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) lại tăng liên tục bởi vì giá thép và sản lượng xuất khẩu tăng cao. Sản lượng trong quý 3/2009 của Công ty Sản xuất Thép Magnitogorsk Iron and Steel Works (MMK) là 2.83 triệu tấn, tăng 31% so với tháng trước, đây là mức tăng mới trong năm 2009. Sản lượng phôi thép là 2.33 triệu tấn, tăng 2.2%, cao hơn thời điểm trước khủng hoảng kinh tế Thế Giới. Sản lượng thép bán được là 2.6 triệu tấn, tăng 36%; trong đó, thép dẹt là 1.55 triệu tấn, tăng 42% và thép dài là 312 ngàn tấn, tăng 20%.

Trong quý 3/2009, tổng sản lượng thép thô là 4.5 triệu tấn, tăng 19% so với quý 2/2009, nhưng giảm 25% so với năm trước; sản lượng quặng sắt vê viên tăng 13%, sản lượng tinh quặng sắt tăng 10% và sản lượng than đá tăng 16%.

Giá thép tại các nước CIS đang giảm liên tục vì lượng cầu ế ẩm. CIS dự tính sẽ cắt giảm giá xuất xưởng thép tròn trong tháng 11/2009 xuống US$30/tấn và giá bán mới nhất sẽ là US$430-440/tấn (theo điều kiện FOB). Giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng của nhà máy Saporischja tại Ukraine trong tháng 11/2009 giảm từ mức US$545-550/tấn xuống US$490-500/tấn, giảm tương ứng US$45/tấn.

 

III) THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU Á

Từng bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới, nhưng đến giờ thị trường thép Châu Á đã phục hồi trở lại và sản lượng thép đã liên tiếp trong 3 tháng nay; tuy nhiên, do lượng cầu tại Châu Á còn thấp nên trong thời gian này giá thép giảm liên tục. Các doanh nghiệp thép tại các quốc gia khác của Châu Á phải giảm giá để cạnh tranh với mức giá giảm liên tục trong 2 tháng vừa qua của Trung Quốc. Thép cuộn cán nguội tại Nam Hàn bị xuống giá trầm trọng khi cạnh tranh với nguồn hàng giá rẻ của Trung Quốc. Giá xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Trung Quốc (giao hàng trong tháng 12/2009) sang các nước Châu Á khác sẽ là US$630/tấn (theo điều kiện CFR), giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội sẽ là US$567 (theo điều kiện CFR), trong khi giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội của các nhà máy tại Nam Hàn lần lượt là US$700/tấn và US$650/tấn (theo điều kiện CFR).

Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam là US$490-530/tấn, giảm liên tục trong 2 tuần vừa qua bởi vì lượng hàng tồn kho cao và lượng cầu thấp.

Một nhà phân tích cho biết, các tập đoàn thép POSCO, Tata và Nippon sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi tăng công suất sản xuất và giá thép nhưng giảm bới chi phí nguyên vật liệu. Theo thống kê mới nhất trong quý 3/2009, lợi nhuận ròng của tập đoàn Thép Hyundai là 572 tỉ KRW (tương đương 476 triệu USD), nhiều hơn so với lợi nhuận 220 tỉ KRW của cùng kỳ năm 2008; nhưng lượng hàng bán ra là 2.05 nghìn tỉ KRW, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận thu được trước khi nộp thuế của tập đoàn thép Trung Quốc trong quý 3/2009 là 11 tỉ nhân dân tệ (tương đương 340 triệu USD), cao hơn lợi nhuận 774.3 triệu nhân dân tệ (yuan) của quý 2/2009. Từ tháng 7-9/2009, tập đoàn Thép Nippon chỉ bị lỗ 30.3 tỉ Yen, thấp hơn mức 56.7 tỉ Yen trong thời gian từ tháng 4-6/2009. Sahaviriya, nhà máy thép lớn nhất Thái Lan cho biết: lợi nhuận ròng của họ trong quý 3/2009 là 1.3 tỉ THB (tương đương $38.8 triệu USD), thấp hơn mức 1.4 tỉ THB của cùng kỳ năm 2008.

Công ty JFE Holdings Inc, nhà sản xuất thép đứng thứ 6 trên Thế giới cho rằng thị trường thép Châu Á vẫn quá yếu nên họ không thể nâng cao mức lợi nhuận hàng năm của mình, mặc dù lợi nhuận trong quý 2/2009 đã vượt hơn chỉ tiêu của họ. JFE cho biết: tình hình thị trường thép Châu Á vẫn còn ảm đạm. Các nhà máy thép Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất Thế giới cũng đã tăng sản lượng và giá xuất khẩu lên hết cỡ bởi vì các đối thủ tại Nam Hàn đã tăng mức năng suất mới. Phó Chủ tịch Điều hành của JFE- Kohei Wakabayashi đã phát biểu ý kiến trong một trang thời sự rằng: “Chúng tôi không chắc rằng thị trường thép sẽ tiếp tục được cải thiện”. “Thêm 1 câu hỏi đặt ra rằng: các chính sách kích thích nhằm thúc đẩy lượng cầu tăng lên của Chính phủ sẽ kéo dài được bao lâu”.

Tổng công ty thép Việt Nam cho biết: Trung Quốc đã xuất khẩu một lượng thép lớn qua Việt Nam với giá rất thấp. Hiện Công ty thép VNA đã đề nghị các doanh nghiệp thép Việt Nam nên cắt giảm giá thép bởi vì giá thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và giá thép bán thành phẩm trên thị trường Thế giới đều đã giảm.

(Citicom)

ĐỌC THÊM