Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (19-26/3/2010)

Ngày 22/3/2010, Hiệp Hội Sắt Thép Thế Giới cho biết: trong tháng 2/2010, sản lượng thép Thế Giới đã tăng thêm 24.2% so với tháng 2/2009; trong đó, sản lượng của 66 quốc gia sản xuất thép chính trên Thế Giới đạt 108 triệu tấn, tăng so với sản lượng 87 triệu tấn của tháng 2/2009; riêng sản lượng thép thô của Mỹ (quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Thế Giới) là 5.98 triệu tấn, tăng mạnh 51.3% so với năm ngoái; trong khi sản lượng tại Trung Quốc đạt 50.357 triệu tấn, tăng 22.5%; còn sản lượng thép của Nhật Bản là 8.4 triệu tấn, tăng 54% và sản lượng thép của khối Liên Minh Châu Âu là 13.35 triệu tấn, tăng 28.6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thành viên chính của ngành công nghiệp thép đại diện cho 85% sản lượng thép Thế Giới cho biết: sản lượng trong tháng 2/2010 đạt 107.541 triệu tấn, nhưng giảm so với sản lượng 113.441 triệu tấn của tháng 1/2009. Trong tháng 2/2010, sản lượng thép thô tại các nước sản xuất lớn tăng liên tục; trong đó ngành công nghiệp thép trên Thế Giới đã hoạt động ở mức công suất 79.8%, tăng cao suốt 15 tháng và tăng 72.9% trong tháng 1.

Thứ 5 tuần này, ông Paolo Rocca - Chủ tịch Hiệp hội Thép Thế Giới cho biết:lượng cầu thép trên Thế Giới sẽ tăng 11% trong năm 2010 bởi vì nền kinh tế Thế Giới đã được phục hồi. Tuần này, giá thép trên thị trường Thế Giới tăng liên tục. Ngày 26/3/2010, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 119.58 điểm, tăng 3.99% so với tuần trước; của Mỹ là 113.8 điểm, tăng 3.23%; của Châu Âu là 107.36 điểm, tăng 7.24%; của Châu Á là 129.01 điểm, tăng 2.55%. Chỉ số giá thép dẹt là 114.64 điểm, tăng 5.38% so với tuần trước và thép dài là 126.86 điểm, tăng 3.98%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Trong tháng này, công ty AK Steel cho biết họ sẽ tăng giá thép tấm thêm $ 40/tấn, quyết định tăng giá có hiệu lực ngay lập tức, riêng công ty Severstal Bắc Mỹ đã 2 lần tăng giá cho những đơn đặt hàng không có hợp đồng; tóm lại, cả 2 công ty này đều đổ cho giá nguyên vật liệu tăng cao hơn, nên buộc họ phải tăng giá.

Người ta mong đợi giá giao ngay của thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng, loại thép sử dụng làm tấm pano ốp thân xe ô tô, dự kiến sẽ tăng lên $900/tấn, theo tờ thương mại về tình hình thị trường Kim loại Mỹ; có điều, vào cuối tháng 9/2009, mức giá chỉ đạt $580/tấn.

Từ cuối tháng 12/2009, các nhà sản xuất thép ống Bắc Mỹ đã tăng giá thép ống lên US$220/tấn Mỹ và dự kiến sẽ tăng liên tục trong quý 2/2010. Hiện nay, giá thép ống dẫn dầu (đường kính hẹp) là US$1250-1350/tấn (theo điều kiện FOB), giá xuất khẩu là US$1150-1350/tấn (vịnh Mexico); giá thép ống A53B (4 inch) là US$900-950/tấn Mỹ (theo điều kiện FOB), còn giá nhập khẩu là US$810-825/tấn (vịnh Mexico).

Theo thống kê của Hiệp Hội Sắt Thép Mỹ, sản lượng thép nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 2/2010 là 1.57 triệu tấn, giảm 5% so với năm ngoái; trong đó, sản lượng thép thành phẩm nhập khẩu là 1.21 triệu tấn, giảm 6% so với năm ngoái.

Vào ngày cuối tuần 20/3/2010, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,720,000 tấn thuần với công suất sản xuất 71.1%, tăng 0.3% so với sản lượng 1,715,000 tấn với công suất sản xuất 70.9% của tuần 13/3/2010. Riêng sản lượng của tuần này tăng 75.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cuối tuần 20/3/2009 là 983,000 tấn với công suất sản xuất 41.1%.

Vào ngày 20/3/2010, sản lượng đã được điều chỉnh tăng từ 11,565,000 tấn với công suất sản xuất 42.9% của cùng kỳ năm ngoái lên 18,387,000 tấn với công suất sản xuất 67.4%, tăng tương ứng 59.0%. Sản lượng được chia nhỏ trong từng khu vực vào cuối tuần 20/3/2010 (đơn vị tính là nghìn tấn thuần) bao gồm: bờ biển phía Đông Bắc: 144; Pittsburgh/Youngstown: 116; Hồ Erie: 46; Detroit : 111; Indiana/Chicago: 466; khu vực Trung Tây : 236; khu vực phía Nam: 543 và khu vực phía Tây: 58.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Vì giá nguyên vật liệu tăng nên các nhà máy thép Châu Âu dự kiến sẽ tăng giá thêm nữa. Hiện nay, giá giao dịch thép cuộn cán nóng của Châu Âu là Euro500-540/tấn (tương đương US$667-721/tấn); nhà máy Corus đã tuyên bố tăng giá thép tấm dày vừa thêm £60/tấn và giá xuất xưởng thép tấm dày vừa S275 hiện nay đã tăng lên £510-530/tấn. Tuy nhiên, do giá trị đồng Euro bị giảm, nên sản lượng thép nhập khẩu đã không chiếm lợi thế hơn so với các sản phẩm thép địa phương.

Tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, giá nhập khẩu thép dẹt tăng và giá trên thị trường cũng tăng. Hiện nay, giá thép cuộn cán nguội là US$800/tấn, cao hơn mức giá US$750/tấn của tuần trước; giá thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng 0.5mm tăng từ US$900-935/tấn lên US$940-960/tấn; giá giao dịch thép cuộn cán nóng tăng từ US$620-690/tấn lên US$650-710/tấn. Mặc dù lượng cầu thép tại Thổ Nhĩ Kỳ không mạnh nhưng nhà máy thép Erdemir đã lên kế hoạch tăng giá thép cuộn cán nóng từ US$610/tấn lên US$660-680/tấn và giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng hiện nay là US$640-670/tấn (theo điều kiện CFR).

Tại CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập): vì lượng cầu tăng theo mùa, nên mùa này giá thép cuộn cán nóng và cán nguội của Nga cũng đã bắt đầu tăng. Hiện nay, nhà máy thép Severstal và MMK đã tăng giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng (sản xuất trong tháng 3/2010) lên US$600-650/tấn, tăng thêm US$50/tấn và giá xuất xưởng thép cuộn cán nguội là US$710-760/tấn. Các nhà máy UCraina cũng đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng/ cán nguội thêm US$100/tấn.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Tại Nam Hàn và Nhật Bản: mới đây, các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng vài lần trong quý 2/2010 đối với Nam Hàn, hiện họ mong rằng sẽ ký được thỏa thuận về giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng sang Nam Hàn. Các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (giao hàng trong tháng 6/2010) lên US750-780 (theo điều kiện FOB). Trong khi đó, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng hiện nay của Trung Quốc (giao hàng trong tháng 4/2010) sang Nam Hàn là US$600/tấn (theo điều kiện FOB), thấp hơn giá của Nhật Bản rất nhiều; tuy nhiên, thị trường Nam Hàn hiện đang thiếu một lượng cung lớn bởi vì lượng cầu tại thị trường nội địa tăng mạnh, cộng thêm POSCO đã tiến hành đại tu các trang thiết bị của nhà máy, nên điều này buộc những người sử dụng thép cao cấp tại Nam Hàn phải nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Nhật Bản.

Vì giá nguyên vật liệu tăng, nên giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nam Hàn cũng tăng liên tục. Nhà máy thép Hyundai và Dongbu đã tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (giao hàng trong tháng 4-5/2010) lên US$600/tấn, tăng tương ứng US$50-60/tấn. POSCO cũng quyết định tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng (giao hàng trong tháng 4/2010) lên 70,000 KRW/tấn, giá xuất khẩu thép cuộn cán nguội là 80,000 KRW/tấn. Ngoài ra, Hyundai đã lên kế hoạch tăng giá xuất khẩu thép dài cho tháng 4-5/2010 lên US$70-80/tấn và tăng giá xuất khẩu thép hình H lên US$730-800/tấn, còn các loại thép hình khác tăng đến US$780-800/tấn.

Tại khu vực Đông Nam Á: Công ty Thép Việt Nam (nhà máy thép lớn nhất Việt Nam) đã tăng giá thép tròn lên 13.4 triệu VND/tấn (tương đương US$700/tấn), tăng 1.1 triệu VND/tấn so với tuần trước. Hiện nay, giá thép xuất xưởng tại Việt Nam là 12-12.8 triệu VND/tấn (tương đương US$642-685/tấn), cao hơn đầu năm 2010 là 600,000 VND/tấn (tương đương US$32/tấn).

Steelhome

ĐỌC THÊM