Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (18-25/9/2009)

Tuần này, giá thép Thế Giới tăng chậm và giá thép tại một số nơi giảm nhẹ. Lượng cầu của thép dài giảm, còn giá thép cuộn cán nóng/ nguội tại khu vực Bắc Âu vẫn không thay đổi; các nhà máy thép tại CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) đã ngưng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vì lượng cầu ế ẩm; các nhà máy hàng đầu của Ấn Độ thông báo tăng giá thép bởi vì ngành xây dựng tăng vọt sau đợt gió mùa, riêng sự giảm giá thép của Trung Quốc đã gây nhiều ảnh hưởng đến giá thép trên thị trường Thế Giới. Vào ngày 25/9/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới là 103.65 điểm, giảm 0.48% so với tuần trước; của Mỹ là 100.89 điểm, không thay đổi so với tuần trước; của Châu Âu là 97.4 điểm, giảm 0.28% và của Châu Á là 108.41 điểm, giảm 0.72%. Chỉ số giá thép dẹt là 96.67 điểm, giảm 0.87% và chỉ số giá thép dài là 112.93 điểm, giảm 0.07%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Cục dự trữ Liên Bang tuyên bố không thay đổi mức lãi suất và cho biết nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi lại sau thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, điều đó đã đẩy mạnh sản lượng và giá thép lên cao. Theo thống kê của Hiệp hội Sắt Thép Mỹ (AISA), vào ngày cuối tuần 19/9/2009, sản lượng thép thô trong nước là 1.39 triệu tấn thuần với công suất 58.1%, tăng 1.0% so với sản lượng 1.37 triệu tấn thuần với công suất 57.5% của cuối tuần trước 12/9/2009, nhưng thấp hơn sản lượng  2.02 triệu tấn thuần với công suất 84.5% của ngày 19/9/2008. Đến ngày 19/9/2009, các nhà máy thép đã điều chỉnh giảm sản lượng từ 80.23 triệu tấn thuần với công suất 89.7% của ngày 19/9/2008 xuống còn 41.94 triệu tấn thuần với công suất 47.0%, giảm tương ứng 47.8%.

Giá thép của Mỹ (đặc biệt là giá thép cuộn cán nóng/ cán nguội) đã giảm xuống mức đáy vào giữa tháng 7/2009 và sau đó lại tăng đột ngột lên US$200/tấn. Theo các số liệu thống kê cho biết, giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là US$612/tấn (theo điều kiện CIF), tăng US$237/tấn so với cuối tháng 6/2009; thép cuộn cán nguội là US$744/tấn, tăng US$270/tấn; thép tấm dày vừa là US$590/tấn, tăng US$61/tấn; thép tròn là US$568/tấn, tăng US$116/tấn và phôi thép là US$441/tấn, tăng US$110/tấn.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Tuần này, giá thép xuất xưởng vẫn ổn định, nhưng giá thép nhập khẩu thì có thay đổi. Giá xuất xưởng của thép cuộn cán nóng là US640/tấn (theo điều kiện CFR); thép cuộn cán nguội là US$758/tấn; thép mạ kẽm là US$773/tấn; thép tấm dày vừa là US$640/tấn và thép tròn là US$552/tấn. Giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng là US$626/tấn, giảm US$14/tấn so với tuần trước; thép cuộn cán nguội là US$766/tấn, tăng US$11/tấn; thép mạ kẽm là US$824/tấn, giảm US$89/tấn và thép tròn là US$ 523/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Tại Anh: các nhà thương mại đã bán thép tấm dày (giao hàng trong tháng 8/2009) với giá £425-430/tấn (tương đương US$ 697-706/tấn), bằng giá tuần trước; còn các nhà máy bán thép tấm dày (giao hàng trong tháng 10-11/2009) với giá £460-470/tấn, tăng tương ứng £30-40/tấn.

Tại Ý: trong tháng 8/2009, Chính phủ Ý đã cắt giảm sản lượng cho phép nhập khẩu của thép cuộn cán nóng xuống 24,000 tấn (tương đương 90%), thép cuộn cán nguội xuống 15,000 tấn (tương đương 50%) và thép tấm mạ kẽm xuống 12,000 tấn (tương đương 60%).

ThyssenKrupp, nhà máy thép lớn nhất của Đức- mong đợi lượng cầu thép Thế Giới sẽ có điều chỉnh lại vào năm tới, nhưng trong thời gian ngắn sẽ không đạt được mức cao nhất như năm 2008. Hiện nay, lượng cầu thép của Châu Âu tăng là do các bên tham gia bắt đầu tái tích trữ hàng tồn kho; tuy nhiên, lượng tiêu thụ thực tế rất khó tăng trong năm 2010.

Sản lượng thép xuất khẩu từ các nước CIS giảm bởi vì lượng cung thép thô tại một số nước đã tăng cao. Do đó, thị trường nhập khẩu tại vịnh Persian cũng trở nên ế ẩm vì lượng tồn kho cao, cộng thêm lượng cầu tại các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Saudi, Oman và Yemen đều yếu. Giá giao dịch mới nhất (cho sản phẩm của tháng 10/2009) tại CIS là US$480-490/tấn (theo điều kiện CFR, tại vịnh Persian).

Khối liên minh Châu Âu(EU) quyết định đánh thuế 5 năm cho thép ống nhập khẩu từ Trung Quốc vì việc bán phá giá. Thuế nhập khẩu dài hạn tăng 39.2% như là sự trừng phạt các nhà xuất khẩu Trung Quốc vì bán thép ống đúc và ống hàn thấp hơn giá bán tại EU. Mức thuế 5 năm này cao hơn mức thuế tạm thời kể từ tháng 4/2009 và quyết định này sẽ có hiệu lực sau khi xuất bản tạp chí Official Journal của EU vào ngày 8/10/2009.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Theo thống kê mới nhất của Viện Sắt Thép Quốc Tế (IISI), sản lượng thép thô của Châu Á trong tháng 8/2009 là 70.84 triệu tấn, tăng 10.7% so với năm ngoái. Ngành công nghiệp thép của Châu Á đã nhanh chóng khôi phục lại.

Giá thép tại Ấn Độ tăng. Giá thép cuộn cán nguội và thép tấm đều tăng Rs 2,000/tấn, phôi thép và thép thanh TMT cũng tăng lên Rs 3,000 - 4,000/tấn. Thêm vào đó, có nguồn tin cho biết các hoạt động kinh tế trong nước nói chung sẽ tăng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng đường xá, đường ray xe lửa và nhà cửa.

Nhà máy thép Feng Hshi đã tăng giá thép tròn và phế liệu từ NTD 17,200/tấn lên NTD 17,400/tấn. Lãnh đạo của nhà máy thép Vietnam cho biết họ sẽ hoãn việc tăng giá thép dài cho đến tháng 11/2009 vì các cuộc giao dịch ít và giá thép vẫn giữ ở mức VND 11.7 triệu/tấn.

Giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng trong quý 4/2009 tại Nam Hàn và Nhật Bản được ước tính là US$570/tấn. Hiện nay, nhà máy thép tại Nam Hàn đang yêu cầu mức giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng dày vừa và mỏng là US$550/tấn (theo điều kiện FOB). Hiện nay, thép cuộn cán nóng tại Nam Hàn vẫn giữ nguyên mức giá của đầu tháng 9/2009; trong đó, nhà máy thép Hyundai chào giá thép cuộn cán nóng đối với các quy cách chuẩn là KRW 780,000-790,000/tấn (tương đương US$636-645/tấn); còn nhà máy thép POSCO vẫn giữ nguyên giá thép cuộn cán nóng ở mức KRW 780,000/tấn.

Các nhà sản xuất thép Châu Á dự tính tăng sản lượng trong những năm tới để đáp ứng lượng cầu mạnh từ nền kinh tế đang phát triển.Trong năm 2009, các nhà sản xuất thép tại Nam Hàn và các công ty xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản đều lên kế hoạch đầu tư trên $8 tỉ để tăng công suất sản xuất thép từ 60 triệu tấn của năm 2008 lên hơn 70 triệu tấn trong năm 2010, điều này đang đe dọa các nhà cung cấp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Lò luyện thép #2 EAF của nhà máy Dongbu đã lên kế hoạch sản xuất 100,000 tấn thép cuộn cán nóng trong tháng 9/2009, nhưng điều này sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 10/2009.

Công ty Union Steel đã có kế hoạch hợp tác với các đối thủ khác tại Nam Hàn để sản xuất thép tấm mạ kẽm có khổ rộng 1600mm. Nhà máy thép Pusan đã bắt đầu sản xuất thép mạ kẽm nhúng nóng #5 vào ngày 18/9/2009. Nhà máy Hyundai Steel sẽ vận hành lò luyện thép đầu tiên vào tháng 1/2010. Công ty thép Pomina tại Vietnam sẽ xây dựng một nhà máy thép lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 17/10/2009 và sẽ được hoàn thành trong 3 năm. Chủ tịch của Pomina cho biết đây là nhà máy thép lớn nhất tại Việt Nam (với công suất sản xuất đạt 1.5 triệu tấn).

Sản lượng thép thô tại khu vực Trung Đông đã tăng. Theo thống kê của Hiệp hội thép Thế Giới (WSA), sản lượng thép thô tại Trung Đông tăng 7% trong tháng 7/2009 và trong 8 tháng đầu năm 2009 đã đạt được 11.07 triệu tấn, tăng 2.2% so với năm ngoái. Trong tháng 8/2009, sản lượng thép thô tại Ả Rập Saudi tăng từ 347,000 tấn của tháng 7/2009 lên 458,000 tấn; nhưng tại Iran lại giảm từ 870,000 tấn của tháng 7/2009 xuống còn 850,000 tấn, riêng Qatar vẫn giữ ở mức 85,000 tấn. Giá thép tại Iran tăng nhẹ: thép cuộn cán nóng là US$690/tấn, tăng US$41/tấn so với tuần trước; thép cuộn cán nguội là US$822/tấn, tăng US$21/tấn; thép tấm mạ kẽm là US$984/tấn, tăng US$30/tấn và thép tròn là US$568/tấn, tăng US$14/tấn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận mà các nhà máy tại vịnh Persian và Iran đều giảm và thậm chí một số nhà máy nhỏ còn bị thua lỗ bởi vì lượng cầu của thép tròn thấp nhưng giá nhập khẩu của phôi thép lại cao.

 

(Citicom)

ĐỌC THÊM