Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (18-25/12/2009)

Tuần này, giá thép Thế Giới tăng, nhưng giá thép của Mỹ và Châu Âu vẫn giữ nguyên bởi vì đây là tuần nghỉ lễ Giáng sinh, các công ty thép của Nhật đã bắt đầu bàn luận về giá xuất khẩu, giá thép cuộn cán nóng của Hàn Quốc tăng cao hơn giá thép tròn; 2 nhà máy thép chính của Ấn Độ đã dẫn đầu việc tăng giá thép ở mức US$32 /tấn do lượng cầu tại Ấn Độ tăng. Ngày 25/12/2009, chỉ số giá thép của Thế giới là 102.82 điểm, tăng 0.7% so với tuần trước; của Mỹ là 92.66 điểm, bằng tuần trước; của Châu Á là 113.93 điểm, tăng 1.22%. Chỉ số giá thép dẹt là 95.56 điểm, tăng 0.87% và chỉ số giá thép dài là 110.99 điểm, tăng 0.42%.

I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Vào ngày cuối tuần 25/12/2009, giá thép xuất nhập khẩu tại Mỹ vẫn ổn định, giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm dày vừa và thép tròn của các nhà máy tại khu vực Trung Tây lần lượt là US$576/tấn; US$695/tấn, US$772/tấn, US$650/tấn và US$538/tấn. Giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm dày vừa và thép tròn lần lượt là US$513/tấn (theo điều kiện CIF, tại cảng Gulf), US$634/tấn, US$766/tấn, US$562/tấn và US$502/tấn.

Theo Hiệp hội Sắt Thép Mỹ (AISI) cho biết: trong tháng 10/2009, lượng hàng giao đi từ các nhà máy thép của Mỹ đạt 6,097,000 tấn thuần, tăng 5.3% so với sản lượng 5,793,000 tấn thuần của tháng 9/2009 và giảm 13.4% so với sản lượng 7,041,000 tấn thuần của tháng 10/2008. Ngày 19/12/2009, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa là 1,479,000 tấn thuần với công suất sản xuất 62.0%; giảm 4.4% so với sản lượng 1,547,000 tấn với công suất sản xuất 64.9% của ngày 12/12/2009 và tăng 51.7% so với cùng kỳ năm ngoái; còn sản lượng của năm 2008, tính đến ngày 19/12 là 975,000 tấn với công suất sản xuất 40.9%. Đến ngày 19/12/2009, sản lượng đã được điều chỉnh giảm từ 98,586,000 tấn với công suất sản xuất 81.4% xuống còn 63,357,000 tấn với công suất sản xuất 51.0%, giảm tương ứng 35.7%. Sản lượng vào ngày cuối tuần 19/12/2009 tại một số khu vực (đơn vị là nghìn tấn thuần) như sau: bờ biển phía Đông Bắc: 135; Pittsburgh/Youngstown: 84; Hồ Erie: 47; Detroit : 79; Indiana/Chicago: 373; khu vực Trung Tây : 201; khu vực phía Nam: 487 và khu vực phía Tây: 73.

Hiệp hội sắt thép Mỹ (AISI) đã cho biết tổng lượng thép nhập khẩu của Mỹ là 1.32 triệu tấn thuần, giảm 19% so với tháng 10/2009. Trong tháng 11/2009, các sản phẩm thép then chốt đều tăng so với tháng 10/2009 gồm thép tấm dùng để đóng hộp (6%), thép ống tiêu chuẩn (5%) và thép tấm cán nóng (4%).

Lượng thép thành phẩm nhập khẩu lớn nhất từ nước khác là Nam Hàn Quốc (105,000 tấn thuần, giảm 6%), Trung Quốc (61.000 tấn thuần, tăng 10%), Netherlands (60,000 tấn thuần, giảm 39%), Nhật Bản (55,000 tấn thuần, giảm 40%) và Braxin (49,000 tấn thuần, tăng 170%). Trong 11 tháng năm 2009, thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là 1.5 triệu tấn thuần, giảm 68% so với năm 2008.

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Cuối tuần 25/12/2009, giá thị trường và giá xuất khẩu của khối liên minh Châu Âu (EU) tăng US$1/tấn. Giá thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm dày vừa và thép tròn lần lượt là US$533/tấn (theo điều kiện CFR), US$655/tấn, US$835/tấn, US$641/tấn và US$511/tấn. Giá nhập khẩu của thép cuộn cán nóng, cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm dày vừa và thép tròn lần lượt là US$491/tấn, US$684/tấn, US$756/tấn, US$605/tấn và US$483/tấn.

Theo thống kê của Hiệp hội Sắt Thép Thế giới (WSA), trong tháng 11/2009, sản lượng thép thô của 27 quốc gia tại Châu Âu là 141.53 triệu tấn, giảm 1.19 triệu tấn so với tháng trước. Sản lượng thép thô từ tháng 1-11/2009 là 1.2 tỷ tấn, giảm 626.59 triệu tấn hoặc 33.2% so với năm trước. Người ta cho rằng sản lượng thép thô của Đức trong năm 2009 sẽ giảm 28% so với năm trước.

Các doanh nghiệp thép cho rằng giá thép dẹt tại EU sẽ tăng trong năm 2010 vì các nhà sản xuất thép như AcelorMittal đã lên kế hoạch tăng giá xuất xưởng thêm €20-30/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tại khu vực Bắc Âu trước tháng 3/2010 khoảng €420/tấn. Người ta cho rằng giá nguyên vật liệu tăng sẽ là động lực thúc đẩy giá thép trong 12 tháng tới tăng lên; ngoài ra, họ còn dự đoán mức giá chuẩn của quặng sắt và than cốc cũng sẽ tăng.

Một nhà phân tích cho rằng: sự khôi phục trở lại của thị trường thép Thế Giới trong năm 2010 sẽ có thể giúp cho các nhà xuất khẩu thép Ukraina trở thành người hưởng lợi sớm nhất bởi vì hiện Ukraina không những đang tiến hành tăng thị phần tại Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, mà mục tiêu của họ còn tiến xa đến việc mở rộng thị trường tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Cụ thể: trên 2/3 sản lượng thép của Ukraina đã được xuất khẩu sang EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Đông, Bắc Phi, Đông Nam Á và tái nhập trở lại vào thị trường Trung Quốc vào đầu năm 2009 sau 5 năm vắng bóng.

Nhà máy thép Severstal đã tái hoạt động dây chuyền sản xuất thép có sơn phủ với năng suất 200,000 tấn; riêng sản lượng thép có sơn phủ polime sẽ là 400,000 tấn/năm.

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Nhật Bản: trong tháng 11/2009, sản lượng thép của Nhật tăng, đây là lần tăng đầu tiên kể từ cách đây 14 tháng. Theo số liệu thống kê, sản lượng thép thô trong tháng 11/2009 là 8.86 triệu tấn, tăng 0.5% so với năm ngoái và tăng 0.7% so với tháng trước. Một nhà phân tích cho biết sản lượng thép xuất khẩu sang Châu Á tăng mạnh bởi vì nhu cầu sử dụng thép thô cho ngành sản xuất ô tô tại Nhật tăng; do đó, sản lượng thép thô của Nhật sẽ tăng liên tục từ tháng 1-3/2010.

Nam Hàn đã đầu tư trên 10 nghìn tỉ won (bao gồm 6 nghìn tỉ won cho dây chuyền sản xuất thép bằng lò cao BF và 3.634 nghìn tỉ won cho dây chuyền sản xuất thép bằng lò luyện thép bằng điện EAF) vào ngành công nghiệp thép để đáp ứng lượng cầu tăng trở lại kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều nhà máy thép tại Nam Hàn đã tăng mức giá xuất xưởng. Nhà máy thép Hyundai Steel đã có kế hoạch tăng giá xuất khẩu của thép hình H và thép tấm lên US$50/tấn so với tháng 12/2009 và thép tròn dự tính tăng US$20-30/tấn, giao hàng trong tháng 1-2/2010.

Hiện nay, Virbhadra Singh, Bộ trưởng của ngành thép tại Ấn Độ cho biết: sản lượng thép sẽ không thể đạt tới mục tiêu mà chính phủ đề ra bởi vì các nhà máy thép như AceloMittal, POSCO và Tata đều đã hoãn việc xây dựng các nhà máy tại Ấn (trị giá Rs80 tỉ). Sản lượng thép tiêu thụ từ tháng 4-9/2009 tăng 26.49 triệu tấn và nhu cầu sử dụng thép từ tháng 4-10/2009 tăng 7%; do đó, người ta cho rằng nhu cầu sử dụng thép trong năm tài chính 2009-2010 sẽ tăng 7%. Ngoài ra, do lượng cầu tại thị trường nội địa tăng mạnh, nên giá thép trên Thế Giới đã tăng, còn các nhà máy thép của Ấn Độ đều tăng giá xuất xưởng và nhiều cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn các nguồn nhập khẩu giá rẻ cũng bắt đầu xảy ra. Các nhà máy thép lớn như SAIL, JSW, Essar và Bhushan, vv… đều tăng giá thép cho tháng 1/2010 vì nhu cầu tại thị trường nội địa đã tăng. Trong tháng 11/2009, thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 129%; tuy nhiên, nhiều nhà máy thép Ấn Độ đang đề đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá trong tương lai.

(Citicom)

ĐỌC THÊM