Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (10-17/7/2009)

Tuần này, giá thép tại thị trường Thế Giới tiếp tục tăng; trong đó, giá thép tại Mỹ và Châu Âu vẫn tăng cao, còn giá thép xuất khẩu tại các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập), Nhật Bản và Nam Hàn cũng tăng chút đỉnh. Vào ngày 17/7/2009, chỉ số giá thép theo Steelhome của Thế Giới (SH_GSPI) là 99.97 điểm, tăng 2.25% so với tuần trước; của Mỹ là 90.97 điểm, tăng 2.56% so với tuần trước; của Châu Âu là 85.78 điểm, tăng 3.15% và của Châu Á là 111.66 điểm, tăng 1.75%. Chỉ số giá thép tấm là 92.41 điểm, tăng 3.45% và chỉ số giá thép dài là 112.02 điểm, tăng 0.65% so với tuần trước.

 I) THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ

Hiện nay, số đơn đặt hàng và giá nguyên vật liệu đều tăng, nên các nhà máy thép của Mỹ đã đồng loạt tăng giá thép xuất xưởng. Nhà sản xuất thép Nucor đã thông báo với khách hàng của mình rằng: vào ngày 15/7/2009 họ sẽ tăng mức giá giao ngay cho tất cả các đơn hàng thép tấm mới có số lượng tối thiểu là US$ 60/tấn. Riêng giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng mới nhất của Nucor là $500/tấn Mỹ, tăng $60/tấn; nhưng giá giao dịch mới nhất của thép cuộn cán nóng thì khoảng $440 đến 480/ tấn Mỹ (giao tại nhà máy) là vì mức giá này còn phụ thuộc vào vị trí nhà máy, số lượng và những điều kiện cụ thể khác. Từ 1/8/2009, Nucor sẽ tăng giá thép tròn lên thêm US$44/tấn là do việc bù trừ chi phí nguyên vật liệu tăng cao US$66/tấn với mức giá gốc được cắt giảm US$22/tấn. Vậy, sau khi đợt điều chỉnh này, giá xuất xưởng của thép tròn sẽ tăng đến US$580-595/tấn. Tuy nhiên, lượng cầu và hầu hết các hoạt động mua bán thép tại thị trường Mỹ vẫn còn yếu.

 

Các nhà máy thép Mexico tăng giá xuất khẩu của thép tròn lên US$ 540-562/tấn, tăng US$ 44/tấn (theo điều kiện CFR, tại California hoặc Texas ). Thổ Nhĩ kỳ tăng giá xuất khẩu thép tròn lên US$ 551-573/tấn, tăng tương ứng US$ 22/tấn (theo điều kiện DDP, tại Cảng Gluf của Mỹ). Nhưng việc mua bán vẫn yếu trong suốt thời gian tăng giá. Theo thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ, lượng thép tròn nhập khẩu trong đầu tháng 6/2009 là 16.705 nghìn tấn, đã giảm đáng kể so với  sản lượng nhập khẩu của tháng 5/2009 là 40.84 nghìn tấn và của thời điểm cuối tháng 6/2009 là 60.723 nghìn tấn; trong đó, nguồn nhập khẩu từ Mexico là 11.126 nghìn tấn và từ Dominica là 5.493 nghìn tấn.

Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Sắt Thép Mỹ (AISA), vào ngày cuối tuần 11/7/2009, sản lượng thép thô trong nước là 1,213,000 tấn với mức công suất là 50.9%, tăng 1.9% điểm; vậy,  đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Trong thời gian này, lượng cầu tại thị trường Mỹ cũng có nhiều chuyển biến khả quan hơn. Tổng sản lượng thép đã giao trong tháng 5/2009 từ các nhà máy thép của Mỹ là 4.28 triệu tấn Mỹ, tăng 6% so với tháng trước, nhưng giảm 52% so với năm ngoái.

 

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Tuần này, thị trường thép tấm tại Ý lại tiếp tục tăng. Tuần trước, tập đoàn thép Riva đã tuyên bố tăng giá thép tấm theo benchmark là EUR20-35/tấn. Giá xuất xưởng thép cuộn cán nóng đối với các đợt giao hàng trong tháng 9/2009 là EUR360/tấn (không bao gồm 20% VAT), tăng thêm EUR20-35/tấn; giá xuất xưởng thép cuộn cán nguội là EUR440/tấn, tăng thêm EUR25-30/tấn so với 2 tuần trước và giá xuất xưởng thép mạ kẽm theo benchmark là EUR420/tấn, tăng thêm EUR20-30/tấn. Có điều, từ tháng 7/2009, công ty thép ArcelorMittal đã thông báo sẽ hoạt động lại lò luyện thép tại GhentBelgium và Gijon Span vào giữa tháng 8/2009. Đến nay, công ty thép ArcelorMittal ở vùng Lorraine (Pháp) lại tiếp tục thông báo sẽ cho hoạt động lại lò luyện thép tại vùng này cũng vào giữa tháng 8/2009.

 

Các nhà máy thép tại CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) đã tăng giá thép xuất khẩu; cụ thể: giá thép cuộn cán nguội là US$ 595-610/tấn (theo điều kiện CFR, tại Thổ Nhĩ Kỳ), tăng so với mức giá US$ 525-560/tấn của 2 tuần trước đó (theo điều kiện CFR) và tăng giá thép tròn lên US$ 450-470/tấn cho các nhu cầu trong tháng 8/2009, tăng tương ứng US$10-20/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen). Giá thép của nhà máy Belarus đang chào là US$450/tấn (theo điều kiện FOB), Ukraine Metinvest là US$455 (theo điều kiện FOB) và Moldova là US$470/tấn (theo điều kiện FOB). Giá thép cuộn xây dựng là US$450-470/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen), tăng thêm US$10-20/tấn so với giá tháng trước.

 

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Hiện nay, các nhà máy thép liên hợp của Nhật đã xuất khẩu thép cuộn cán nóng sang tập đoàn thép Trung Quốc với giá US$500/ tấn (giao hàng trong tháng 7-8/2009 và theo điều kiện FOB); tuy nhiên, trong tháng 9/2009 Nhật Bản có thể sẽ tăng giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng lên US$550/ tấn (theo điều kiện FOB), tăng tương ứng US$100/ tấn so với mức chào giá US$450/ tấn của tháng 5-6/2009. Tương tự, công ty thép CSC (Đài Loan) đã tăng giá thép cán nóng tại thị trường nội địa từ NT$1721 /tấn đến NT$16822/ tấn (tương đương US$ 516 /tấn); còn công ty Chung Hung Steel cũng nâng giá thép cuộn cán nóng cho thị trường trong nước lên US$527/ tấn, tăng tương ứng US$73/ tấn.

Các nhà máy thép Dongkuk, Union và Hyundai (Nam Hàn Quốc) đều tăng giá thép cuộn cán nguội xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á từ mức giá US$ 630/tấn của đầu tháng 7/2009 lên US$680/tấn, tăng thêm US$50-60/tấn so với mức giá giao dịch của tháng trước là US$620-630/tấn. Giá xuất khẩu của thép cuộn mạ kẽm cũng tăng từ US$700-710/tấn lên US$770/tấn (theo điều kiện FOB).

 

Tuần này, trong khi giá nguyên vật liệu càng tăng cao, thì lượng tồn kho càng giảm đáng kể, nên các nhà máy của Việt Nam đã tăng giá thép dài thêm 350 nghìn đồng/tấn (tương đương US$20/tấn), tăng hơn gấp đôi mức tăng 150 nghìn đống/tấn của tuần trước. Giá thép tròn là 11.3 triệu đồng/tấn và thép cuộn xây dựng là 11.1 triệu đồng/tấn. Chủ tịch Hiệp hội Sắt Thép Việt Nam cho biết: nhiều dự án lớn có sử dụng thép dù đang trong quá trình thi công vẫn bị trì hoãn đến 2-3 năm nay và một vài dự án khác đã bị Chính phủ thu hồi giấy phép là do còn tồn tại 3 vấn đề như sau: a) các dự án này không có tính thực thi; b) chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác của mình, nên các dự án kéo dài không thực hiện được khi đối tác đó không đủ khả năng tài chính; c) chưa cân nhắc kỹ việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ môi trường từ bên ngòai và ngay trong khu vực triển khai dự án.

Citicom

ĐỌC THÊM