Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường thép nội sau khi dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu

Thép ngoại nhập về Việt Nam tăng mạnh nhờ giá rẻ. Các doanh nghiệp thép trong nước đang chịu sức ép giảm giá ngay trên sân nhà.

Sức tiêu thụ thép từ tháng 9 lại đây đang có dấu hiệu chậm lại, song các doanh nghiệp thép trong nước lại đang phải lo gồng mình đối phó với thép ngoại từ các nước ASEAN đã được dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu về Việt Nam.

Hiện mức thuế suất ưu đãi cho thép thành phẩm của các nước này là 0%, trong khi các nước ngoài ASEAN vẫn bị đánh thuế nhập khẩu (NK) thép 15%.

Diễn biến lượng và giá thép cuộn cán nóng NK từ 4 thị trường cung cấp lớn nhất

ĐVT: Lượng (nghìn tấn), giá (USD/tấn)

 

Hàn Quốc

Đài Loan

Nga

Nhật Bản

Lượng

Giá

Lượng

Giá

Lượng

Giá

Lượng

Giá

Tháng 1/09

11,96

502

2,16

536

0

 

1,2

423

Tháng 2/09

2,7

660

7,24

518

24,07

448

7,31

423

Tháng 3/09

7,91

526

24,96

525

21,59

457

10,9

493

Tháng 4/09

14,18

448

27,64

442

38,4

461

28,02

427

Tháng 5/09

216,95

428

36,82

413

18,77

467

21,38

422

Tháng 6/09

46,6

428

43,23

418

17,43

420

27,38

434

Tháng 7/09

34,79

435

33,1

438

52,25

433

50,08

428

Nếu như cả năm 2008, thép NK chủ yếu từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với thị phần lên tới 64,5% tổng lượng thép NK, thép của các nước ASEAN chỉ chiếm khoảng 11,7%, thì từ tháng 7 năm nay, thị phần của thép Trung Quốc đã giảm xuống còn 3,8%, thép ASEAN chiếm 44%.

Trong tháng 9, thị phần tiếp tục nghiêng hẳn về các nước ASEAN với 74% lượng thép được nhập về, trong khi thép TQ hiện chỉ chiếm 1,7%. Bình quân mỗi tháng, các công ty thương mại NK thép cuộn tiêu thụ cho thị trường trong nước khoảng 40.000 tấn, bằng đường biển, chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh phía nam do gần nguồn cung từ Thái Lan, Malaysia. Lượng thép này được vận chuyển ra phía bắc rất ít do phải cộng chi phí vận chuyển khiến giá thành cao.

Do thuế suất 0%, có nhiều khả năng các DN mua được nguồn phôi giá rẻ từ Nga, khu vực các nước SNG do khủng hoảng kinh tế, lượng phôi tồn đọng nhiều, thì giá nhập về VN chỉ khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, giá bán thép của các DN trong nước do tác động của nhiều yếu tố đầu vào như phôi thép, thép phế, xăng dầu, tỉ giá ngoại tệ tăng vẫn duy trì giá bán cao. Hiện giá bán thép tại cổng nhà máy (chưa có 5% VAT, chưa trừ chiết khấu) của Cty gang thép Thái Nguyên, Cty thép Việt - Hàn (phía bắc) dao động ở mức: 11,4-11,6 triệu đồng/tấn; Cty thép Miền nam, Vinakyoei (phía Nam) dao động từ 11,5-11,7 triệu đồng/tấn, cao hơn thép ngoại từ 1,4-1,7 triệu đồng/tấn.

Nếu tính giá bán đến tay người sử dụng (giá bán lẻ) của các cửa hàng phía bắc đã ở mức 12-13 triệu đồng/tấn; phía Nam phổ biến 12,2-13,5 triệu đồng/tấn.. Từ đầu năm tới nay, giá thép nội đã được điều chỉnh tăng tới... 9 lần. Theo các chuyên gia dự báo thị phần thép nội sẽ còn tiếp tục bị thôn tính bởi thép ngoại.

Thép ngoại có nguồn gốc ASEAN được NK một cách công khai do VN đã cam kết tham gia Khu vực mậu dịch tự do AFTA, hàng hoá của các nước trong khối đều phải tuân thủ nguyên tắc miễn giảm thuế quan để hội nhập. Chính vì sức cạnh tranh của các DN ngành thép chưa cao nên không những không XK được sang các nước có cùng ưu đãi thuế quan trong ASEAN mà lại chịu sức ép giảm giá ngay trên sân nhà.

Trước những diễn biến được cho là bất lợi đối với các DN thép trong nước, Hiệp hội Thép đang đề nghị các cơ quan chức năng như hải quan cửa khẩu cần xem xét kỹ thép có nguồn gốc ASEAN, đặc biệt về chỉ tiêu phải đạt mức nội địa hoá 40% và phải sản xuất theo công nghệ 2 bước: Từ quặng hoặc sắt thép phế luyện thành phôi và từ phôi cán ra thép, chứ không được "đi tắt"- NK phôi để cán thép. Về lâu dài, Hiệp hội Thép khuyến cáo các DN thép nội phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2009, tổng nguồn cung thép xây dựng cả nước sẽ vào khoảng 7 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thép hiện chỉ khoảng 4,5 triệu tấn/năm. Cuối năm sẽ có thêm nhiều nhiều nhà máy thép cán ra đời, được dự báo là sẽ khiến "cung" bỏ xa "cầu" về thép. Tỉ trọng nhập siêu trong ngành thép cũng đang áp đảo, trong khi lượng NK lên tới 700.000 tấn thép xây dựng, thì số XK lại chỉ chiếm khiên tốn 150.000 tấn/năm. Nhiều chuyên gia ngành thép khuyến cáo, với lượng thép ngoại nhập giá rẻ cùng với giá phôi thép thế giới đang có chiều hướng hạ, thời gian tới, các doanh nghiệp thép nên tính toán, điều chỉnh sao cho hợp lý đối với giá thép sản xuất trong nước nếu không thép ngoại sẽ chiếm lĩnh thị phần thép tăng thêm ít ỏi hiện nay.

Tham khảo thị trường cung cấp thép cuộn cán nóng cho Việt Nam 7 tháng năm 2009 đạt kim ngạch trên 10 triệu USD.

Thị trường

7 tháng năm 2009

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Giá (USD/tấn)

Hàn Quốc

335.091

145.786.950

435

Đài Loan

175.048

77.940.508

445

Nga

172.511

77.076.963

447

Nhật Bản

146.256

63.238.906

432

ả Rập Xê út

51.198

21.312.685

416

Malaysia

41.667

19.299.858

463

Thái Lan

33.025

16.799.468

509

Trung quốc

19.731

11.022.282

559

(Vinanet)

ĐỌC THÊM