Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép của Nga sẽ đi về đâu?

Châu Âu mua thép của Nga vì giá thành sản phẩm của Nga khá rẻ. Nếu từ chối thép của Nga, Châu Âu sẽ phải tìm kiếm sản phẩm thay thế ở các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ. 

Khái quát năng lực sản xuất thép của thế giới

Sự tăng trưởng năng lực sản xuất thép ở Châu Á và Trung Đông gây khó khăn cho việc định hướng lại hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất thép Nga từ Châu Âu sang phía đông trong bối cảnh các lệnh trừng phạt mới của EU cấm Nga cung cấp thép bán thành phẩm. 

Công suất sản xuất thép toàn cầu vào năm 2021 đã tăng từ 1,3% lên 2,49 tỉ tấn, trong đó phần lớn mức tăng (80%) đến từ Châu Á và Trung Đông. Mức độ sử dụng của tất cả các nhà máy trên thế giới khoảng 81%. Chính việc dư thừa năng lực sản xuất thép của thế giới sẽ là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của ngành luyện kim Nga.

Cần nhắc lại rằng vào ngày 15 tháng 3, Liên minh Châu Âu đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một loạt các sản phẩm thép của Nga, bao gồm các loại sản phẩm thép cán và ống thép. Gói biện pháp trừng phạt tiếp theo, thứ tám, có thể được thông qua vào đầu tháng 10, rất có thể sẽ bao gồm lệnh cấm xuất khẩu bán thành phẩm, trong đó có cả thép tấm. 

Thực trạng sản lượng luyện kim của Nga

Năm ngoái, các nhà luyện kim của Nga đã sản xuất 65,9 triệu tấn sản phẩm thép. Tiêu thụ đạt 40,8 triệu tấn, xuất khẩu - 28,3 triệu tấn (số lượng còn thiếu phải nhập khẩu). Theo các tác giả của chiến lược, 7 triệu tấn hàng hóa luyện kim sẽ phải chuyển hướng.

Bộ Công thương Nga dự đoán năm nay sản xuất sẽ giảm 6-7%, tiêu thụ giảm 5% và xuất khẩu giảm 8% -13%. Đồng thời, để duy trì thị phần, các công ty Nga phải giảm giá từ 30-40% cho khách hàng mới, đó là chưa kể những thiệt hại do quãng đường vận chuyển lớn hơn và khâu hậu cần phức tạp.

Khi các lãnh thổ mới trở thành một phần của Liên bang Nga được khôi phục vào ngày 3.10, sẽ đòi hỏi các công việc xây dựng quan trọng để khôi phục cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế là nhu cầu sẽ không cao. Đối với thị trường nước ngoài, vấn đề đưa hàng hóa đi đâu sẽ vô cùng khó khăn.

Châu Âu mua thép của Nga vì sản xuất của Nga khá rẻ, không như EU, nhất là hiện nay, khi chi phí năng lượng ở EU đang cao. Nếu Châu Âu từ chối sản phẩm của Nga, họ sẽ phải tìm kiếm sản phẩm thay thế ở đâu đó. Nhiều khả năng, các nguồn cung cấp thay thế nằm ở các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được biết đến với việc chế biến kim loại phế liệu và sản xuất sơ cấp. Quốc gia này tiếp cận được với than đá, khí đốt của Nga nên điều này giúp đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm.

Không thể nói rằng Nga sẽ mất hoàn toàn thị trường Châu Âu, vì một số khối lượng có thể đến Châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ không mua thép của Nga để bán lại cho Châu Âu thì Nga sẽ vô cùng khó khăn để thay thế hoàn toàn thị trường này.

Đâu là giải pháp?

Năng lực luyện kim của Iran kém hơn Nga, nhưng cũng đủ cho nhu cầu của chính họ. Ở các nước Trung Á, tiêu thụ thép không quá cao. Nó có thể phát triển, nhưng những thị trường này có liên quan nhiều đến nguồn cung của Trung Quốc và thép của Trung Quốc cũng khá rẻ.

Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới nên sẽ vô cùng khó khăn để thâm nhập thị trường với các sản phẩm của họ. Trừ khi họ có thể quan tâm đến việc mua bán thành phẩm để sản xuất thép. 

Nhật Bản cũng là nhà cung cấp thép. Họ có rất nhiều công ty như Nippon Steel Corporation, và hiện cũng đang gặp vấn đề về doanh số do nhu cầu giảm. Hàn Quốc sản xuất đủ thép cho ngành công nghiệp đóng tàu và những thị trường này thì Nga không dễ tiếp cận.

Thị trường duy nhất còn lại là Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất của riêng mình, vì vậy rất có thể họ sẽ không cho thép của Nga vào.

Điều này có nghĩa là Nga sẽ phải chỉ dựa vào thị trường nội địa và có thể giao hàng đến châu Âu thông qua các quốc gia khác. Gần giống như cách mà Saudi Arabia đang làm với dầu của Nga: Cung cấp nguyên liệu thô của mình cho Châu Âu, rồi mua của Nga và bán lại dưới thương hiệu của mình cho những ai có nhu cầu.

Mong đợi lớn nhất là các dự án khác nhau từ Châu Phi, nhưng Châu Phi là một lục địa rất bất ổn nên không thể chỉ dựa vào đó.

Một trong những nguồn nhu cầu có thể xảy ra là việc khôi phục các vùng lãnh thổ mới. Nga cũng có một dự án toàn cầu kết nối các cơ sở tài nguyên phía đông và phía tây cho các đường ống của Gazprom, cũng như đường ống dẫn khí đốt Soyuz Vostok, sẽ trở thành phần tiếp theo của đường ống Sức mạnh Siberia-2 đi qua lãnh thổ của Mông Cổ. Dự án này cần một số lượng lớn các ống dày có đường kính lớn.

Ngoài ra, nếu Nga tiếp tục phát triển liên kết đường sắt với Trung Quốc, bao gồm cả đường cao tốc, điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu từ ngành luyện kim, trong đó có các sản phẩm thép.

Về triển vọng, có thể giả định rằng tiêu thụ kim loại ở thị trường nội địa sẽ tăng lên do sự phục hồi của các vùng lãnh thổ mới được sáp nhập, các dự án trung chuyển hoặc các dự án công nghiệp chung với Trung Quốc.

Nguồn tin: Lao động

ĐỌC THÊM