Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng trưởng GDP cả năm 2022 có thể tăng 7,7%

Tăng trưởng GDP cả năm 2022 có thể đạt 7,7%, điểm hỗ trợ tăng trưởng là kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, thúc đẩy ngành dịch vụ, tiêu dùng trong nước phát triển.

Đánh giá tích cực về bức tranh kinh tế 8 tháng đầu năm 2022, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế quý III/2022 có thể đạt tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Phân tích kỹ hơn về dự báo này, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, GDP quý III/2021 của Việt Nam âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam công bố GDP quý tính đến thời điểm này. Nên quý III/2022, tăng trưởng GDP dễ bứt phá. Dự báo cả năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7,7%.

Trong đó, điểm hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm và cả năm 2022 là công tác phòng, chống dịch hiệu quả thông qua tiêm vắc-xin đại trà và chuyển sang một giai đoạn sinh hoạt xã hội gần như bình thường, tạo ra những chuyển biến nhanh về lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng. Theo đó, nhìn về phía cung, ngành dịch vụ đã có sự bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm 2021, tạo chuyển biến cho tăng trưởng kinh tế 8 tháng. Còn nhìn về phía cầu, kinh tế 8 tháng phục hồi chủ yếu do tiêu dùng phục hồi, từ hoạt động đi lại, vận tải đến du lịch, ăn uống, khách sạn nhà hàng…

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm còn được hỗ trợ của đầu tư, trong đó đầu tư tư nhân tăng trưởng rất tốt và đầu tư công cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái…

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, khiến giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón tăng cao… đã và sẽ tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta trong những tháng tới. Cùng đó, diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nguy cơ suy thoái kinh tế của kinh tế thế giới là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Nguồn tin: Công thương

ĐỌC THÊM