Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sẽ kiểm tra giá bán thép của các đại lý cấp 1

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), nhiều đại lý thép tự nâng giá bán lẻ trước khi các nhà máy điều chỉnh giá. Vì thế, giá sản phẩm tại các đại lý này phải được kiểm tra ngay.

Tuần qua, nhiều doanh nghiệp thép lại tăng giá bán sản phẩm. Cụ thể, giá thép cuộn tại nhà máy của Tổng công ty thép Việt Nam tăng thêm 30.000 đồng mỗi tấn so với cuối tháng 5, lên mức 10,62 - 10,72 triệu đồng; giá thép thanh tăng lên 10,92 - 11,37 triệu đồng một tấn (chưa tính VAT).

Giá thép tại các đại lý cấp 1 sẽ được kiểm tra. Ảnh: Lê Hưng.

Tại Công ty thép Thái Nguyên, giá thép xây dựng phi 6, 8 tăng 100.000 đồng, lên 10,95 triệu đồng so với đầu tháng 7.
 
Nguyên nhân được các doanh nghiệp giải thích là do giá xăng dầu tăng thêm 1.500 - 1.650 đồng một lít, đẩy chi phí sản xuất thép tăng thêm 60.000 đồng mỗi tấn. Ngoài ra, giá nhập khẩu phôi thép tăng lên mức 430 - 450 USD một tấn.

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho biết, theo số liệu Hải quan, giá nhập khẩu phôi thép trung bình trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm vẫn ở mức trung bình, khoảng 400 USD. Với mức giá này, cộng thêm chi phí sản xuất và các chi phí khác thì giá thép xuất xưởng chỉ ở mức 10,2 triệu đồng một tấn, thấp hơn so với giá bán tại nhà máy hiện nay. “Do đó, việc tăng giá thép vừa qua là bất hợp lý, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, tác động tiêu cực tới gói kích cầu kinh tế”, Bộ Công thương nhận định.

Trước thực trạng này, VSA vừa có công văn gửi các doanh nghiệp thành viên yêu cầu kiểm tra giá bán thép của các đại lý cấp 1. Theo VSA, viện cớ giá xăng dầu tăng khiến chi phí, giá vận chuyển tăng nên nhiều đại lý thép tự ý tăng giá bán lẻ trước khi các nhà máy điều chỉnh. Cụ thể, trong khi giá thép phi 6, 8 bán lẻ đến tay người tiêu dùng được các doanh nghiệp thép ấn định khoảng 12,5 - 13 triệu đồng một tấn (bao gồm thuế VAT), thì nhiều đại lý tại khu vực miền Bắc đã tự ý nâng giá bán lên 14 - 15 triệu đồng, thậm chí có nhiều nơi bán đến 16 triệu đồng mỗi tấn.

(Đất Việt)

ĐỌC THÊM