Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phôi thép xin bảo hộ

Lợi nhuận từ những lò luyện phôi thép đỏ lửa 10 tháng trước đây cũng không cứu được cơn thua lỗ trầm trọng của các doanh nghiệp sản xuất phôi đến thời điểm này.
 
Giá phôi thép trên thế giới tiếp tục biến động theo hướng trái ngược nhưng xu hướng chủ yếu là đi xuống.

  Còn ngành luyện phôi trong nước có thể không trụ nổi, do những biến động kiểu này. Do vậy, việc đề nghị tăng thuế nhập khẩu phôi thực tế cũng không giúp được gì.

 Trong bốn loại thuế mà Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính điều chỉnh, theo đơn kiến nghị hôm 12-3 thì đáng chú ý nhất là việc đề nghị nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu phôi từ 5% lên 15%.

 Văn bản này phân tích rằng hiện tượng nhiều nước xuất khẩu bán phá giá phôi thép và sản phẩm thép vào thị trường Việt Nam với số lượng ngày càng lớn là sức ép thứ nhất. Sức ép thứ hai là các nhà máy sản xuất phôi từ sắt thép phế liệu hay quặng sắt để sản xuất thép cán như gang thép Thái Nguyên đều không có khả năng cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, không còn khả năng duy trì sản xuất, không có khả năng trả nợ ngân hàng, công nhân phải nghỉ việc là một hậu quả tất yếu.

 Trong "cơn bệnh" của rất nhiều các nhà sản xuất thép ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp luyện phôi được coi là “ốm” nặng nhất.

 VSA có thống kê là lượng thép thành phẩm tiêu thụ trong tháng 2 tăng nhẹ ở mức 240.000 ngàn tấn. Tuy có điều chỉnh, tăng giảm giá đôi chút ở những ngày khác nhau và chủ yếu là theo xu hướng giảm giá để đẩy lượng hàng tồn kho và mới sản xuất ra thị trường, nhưng các doanh nghiệp cán thép vẫn trong xu hướng chuyển động, có đầu vào và đầu ra. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp, nếu chỉ sản xuất phôi bán cho các nhà máy cán thì không có cách xoay xở.

 Lý do đầu tiên là lượng phôi nhập khẩu từ các quốc gia đang chảy vào mạnh hơn tháng trước. Bộ Công Thương dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ tính 15 ngày đầu tháng 2, đã có tới 59,1 tấn phôi nhập về Việt Nam, với giá trung bình 400 đô la/tấn. Cộng với lượng phôi tồn của các nhà sản xuất trong nước cùng thời điểm cỡ khoảng 300.000 tấn, phôi thép quả thật đang ứ đọng nguồn cung, nếu so với sức cầu thị trường của thép thành phẩm chỉ bằng 2/3.

 Tất cả các doanh nghiệp luyện phôi trong nước như Đình Vũ, Vạn Lợi rất thấm thía với nỗi đau này vì càng là doanh nghiệp luyện phôi với công suất lớn, thì khả năng thua lỗ càng nặng, thậm chí phá sản, không trả nổi các khoản nợ ngân hàng là điều trông thấy.

 Thông tin từ các thị trường phôi thép thế giới, cách đây 10 tháng là niềm vui lớn của họ, nay ở trạng thái hoàn toàn trái ngược. Trong các phiên giao dịch đầu tháng 3 vừa qua, giá phôi thép chào bán tại thị trường viễn đông đột ngột giảm mạnh xuống mức 270 đô la Mỹ/tấn (giá FOB), giảm 75 đô la so với tuần cuối tháng 1. Cộng với mức cước vận chuyển chỉ còn 40 đô la đến 50 đô la Mỹ/tấn, các doanh nghiệp cán thép chắc chắn khó có thời điểm nào nhập phôi có lợi như vậy, nên họ sẵn sàng chọn phương án nhập do chỉ bằng 2/3 phương án mua phôi trong nước.

 Lý do thứ hai, tình trạng này khiến cho các doanh nghiệp luyện phôi trong nước càng sản xuất càng lỗ nặng nên việc đóng cửa các nhà máy có thể còn là phương án bảo toàn vốn và tài sản hơn là phương án sản xuất với gánh nặng giá thành và nỗi bế tắc đầu ra.

 Việc tăng thuế lên mức 15%, theo vị lãnh đạo một doanh nghiệp luyện phôi trong nước nhận xét, thực chất cũng chẳng giúp gì được vì kể cả tăng thuế thêm 10%, chi phí sản xuất một tấn phôi nội cũng còn đắt hơn phôi nhập chừng 30 đô la đến 40 đô la Mỹ.

 Do vậy, ông buồn bã khi biết được ngoài việc đóng cửa một số nhà máy luyện phôi, đã có những cuộc chào bán doanh nghiệp âm thầm diễn ra, dù chưa có kết quả cuối cùng.

 Theo một chuyên gia ngành thép, sở dĩ các doanh nghiệp luyện phôi khó khăn cực kỳ nặng nề như hiện tại (cũng như lời lãi có thể lớn hơn nhiều ở thời điểm giá tốt) so với các doanh nghiệp cán thép vì thực chất, thị trường và khách hàng của họ là chính là doanh nghiệp cán thép.

 Trong khi ấy, doanh nghiệp làm cán vất vả hơn doanh nghiệp luyện phôi do phải xúc tiến mở được các kênh phân phối và khách hàng là các trung gian thương mại rộng khắp.

 Điều này đồng nghĩa với việc không có đại lý nọ thì họ còn có đại lý kia. Còn các doanh nghiệp luyện phôi, số lượng ít ỏi các khách hàng cán thép không cho họ nhiều lựa chọn như mong muốn.

(CafeF)

ĐỌC THÊM