Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nút thắt tín dụng - gỡ như thế nào ?

 Tháng 1/2014 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sớm thúc đẩy các chương trình dự án cho vay sản xuất kinh doạnh. 


Và ngăn chặn tín dụng đen trên thị trường, song dòng tín dụng vẫn nghẽn và các Doanh nghiệp vẫn liên tục kêu thiếu vốn sản xuất.



Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố số liệu: Tính đến ngày 20/1 dư nợ tín dụng cả nền kinh tế giảm 1,21% so với cuối 2013. Theo NHNN tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm mới được 6,45%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 12% của cả năm. Đặc biệt đây là con số rất nhỏ so với mức tăng 35-40% những năm trước đó.

Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, trong 4 tháng qua trên địa bàn Tp HCM chỉ có 137 khách hàng cá nhân ký hợp đồng vay vốn nhưng chỉ có 58 khách hàng được giải ngân 22,6 tỷ đồng, còn chưa có doanh nghiệp nào đăng ký. Như vậy dòng tiền vào ngân hàng khá dồi dào nhưng dòng tiền ra lại chỉ ở mức nhỏ giọt. Rõ ràng dòng tiền vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có xu hướng thoái nợ. Ngoài ra, thì do nợ xấu quá cao các ngân hàng cũng phải dùng tiền huy động được để tái cấu trúc nợ, giữ tình trạng tài chính ở mức an toàn. Đây là dấu hiệu cho thấy dòng tín dụng đang bị nghẽn lại, và rất cần Chính phủ hỗ trợ đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

 
Gỡ nút thắt tín dụng

Vừa qua  Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực để khơi thông dòng chảy tín dụng. Sau khi nợ xấu được khoanh lại thì việc cho vay của ngân hàng cũng dễ dàng hơn. 


Ưu tiên Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đồng thời nhiều ngân hàng  đang bắt tay vào giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Hiện tại, có một số đề xuất là nên nới lỏng điều kiện khách hàng được vay ưu đãi và tăng thời hạn cho vay lên 30 năm thay vì 10 năm như hiện nay. Lãi suất  cho vay hiện nay phổ biến quanh mức 11-13%, lãi suất huy động chỉ còn quanh mức 7-9%, tùy từng kỳ hạn. Với mức lãi suất thấp này, các Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập hồ sơ xin hỗ trợ vốn tái cơ cấu, sản xuất.

Mới đây Chính phủ đã đệ trình Quốc hội nâng bội chi ngân sách năm 2013 và 2014 lên tới 5,3%, và Quốc hội cho phát hành tăng thêm 17.000 tỷ đồng để có nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Việc chính phủ vay tiền để chi tiêu qua đó tín dụng trong nền kinh tế cũng tăng theo.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết: Hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm tới hơn 90% tống số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Các Ngân hàng cần có cái nhìn tích cực đối với các DN vừa và nhỏ, xét duyệt hồ sơ và hỗ trợ các DN này cũng là cách để ngân hàng cùng với Chính phủ tạo đà tăng trưởng từ bộ phận sản xuất nhỏ nhất.

Năm 2013 với khoảng 60.737 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm trước. nhưng GDP 2013 vẫn tăng cao hơn năm 2012 đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế không khỏi băn khoăn. Hơn 61 nghìn doanh nghiệp đóng cửa là một con số “nhức nhối”, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang theo hiệu ứng “domino”: Các danh nghiệp vừa và nhỏ “chết hàng loạt” sẽ kéo theo những DN lớn nếu Chính phủ và xã hội không có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Nguồn:Tầm nhìn