Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nguy cơ thép ngoại 'đè' thép nội: Làm thế nào để ngăn chặn?

Nhiều sản phẩm thép dù trong nước đã sản xuất được nhưng thép nhập khẩu vẫn gia tăng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn muôn bề, cắt giảm sản xuất, giảm nhân viên.

Nhiều nước tăng cường bảo vệ sản xuất thép

Thời gian qua, hầu hết các nước đều đã áp dụng các chính sách để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm thép thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, gian lận xuất xứ hay hạn chế bằng số lượng nhập khẩu mỗi năm...

Nguy cơ thép ngoại 'đè' thép nội: Làm thế nào để ngăn chặn? - Ảnh 1.Doanh nghiệp thép trong nước thua lỗ, giảm sản xuất

Mới nhất, cuối năm 2022, Ủy ban Châu Âu xem xét mức thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu thép từ nhà sản xuất Ấn Độ, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ và VN. Nguyên nhân do các nhà máy thép Đông Nam Á và Ấn Độ đang là nhà cung cấp thép cuộn cán nóng (HRC) lớn nhất cho EU trong năm vừa qua với thị phần nhập khẩu HRC của khối lên 46%, tăng từ 38% của năm 2021.

Do đó, các nhà máy thép tại Nhật Bản cũng như châu Á đã dè dặt hơn trong việc xuất khẩu thép cuộn cán nóng HRC sang EU bởi lo ngại về khả năng EU sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại. Trước đó, EU cũng đã đưa VN vào nhóm các nước áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với mức 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng HDG từ ngày 1.7.2021 - 30.6.2022 và tăng 4% trong 2 năm sau đó. Hay như thép cán nguội từ VN nếu sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tổng cộng hơn 450%. Tương tự sản phẩm tôn mạ bị áp hai loại thuế này tổng cộng lên đến gần 240%...

Không chỉ Mỹ, EU, Canada, Mexico… đã áp thuế rất cao với các sản phẩm thép nhập khẩu, những nước trong khu vực ASEAN hay châu Á cũng tương tự. Ngoài việc áp dụng chính sách thuế, nhiều nước đã dựng hàng rào quy chuẩn kỹ thuật khắt khe cũng nhằm hạn chế lượng thép nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Chẳng hạn, để xuất khẩu thép vào Indonesia, các sản phẩm phải được cấp chứng nhận SNI là Tiêu chuẩn quốc gia của Indonesia. Các nhà sản xuất nước ngoài khi xin cấp SNI cần thông qua một người đại diện (công ty hoặc cá nhân) ở Indonesia để đăng ký. Người đại diện này sẽ được ủy quyền thay mặt cho nhà sản xuất nước ngoài để làm việc trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận SNI. Chứng chỉ SNI cấp thông qua quá trình sản xuất, kiểm toán hệ thống quản lý liên quan và giám sát thử nghiệm tại nhà máy hoặc trên thị trường…

Nguồn tin: Thanh niên

ĐỌC THÊM