Theo Ông Upkar Singh Ahuja, chủ tịch phòng công nghiệp và thương mại (CICU), một hiệp hội của các ngành công nghiệp và thương mại tại Punjab Ấn Độ cho biết, "Chúng tôi không muốn áp dụng thuế AD". "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam và Thái Lan trên thị trường nước ngoài. Các sản phẩm do các nước này xuất khẩu rẻ hơn vì giá thép của họ thấp hơn", Singh cho biết, đồng thời nói thêm rằng các nhà sản xuất thép Ấn Độ có khả năng sẽ "tận dụng không đúng mức" các điều kiện thị trường nếu thuế AD được áp dụng.
Các thành viên của CICU bao gồm hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, hiệp hội cán thép toàn Ấn Độ cũng như các nhà sản xuất dụng cụ nông nghiệp và nhựa.
Người dùng thép cuối Ấn Độ có thể lo ngại về khả năng tăng chi phí đầu vào nếu HRC nhập khẩu từ Việt Nam bị đánh thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, giá trong nước cũng sẽ tăng theo và gây hại đến việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế với hàng giá rẻ Trung Quốc. Chi phí sản xuất tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp linh kiện ô tô Ấn Độ với Trung Quốc tại một số thị trường như Châu Phi.
Thêm vào đó, một khi nguyên liệu trong nước tăng giá thì có thể các nhà sản xuất thép ống Ấn Độ sẽ ưu tiên hàng nhập khẩu, khiến tiêu thụ trong nước thêm chậm. Tuy nhiên, rủi ro giảm giá vẫn hiện hữu với giá thép Trung Quốc giảm và khả năng cung vượt cầu trong thời gian tới.
Chính phủ Ấn Độ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của tất cả các bên liên quan về việc áp thuế AD.
Nguồn tin: satthep.net