Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngoại tệ: có chưa chịu bán, mua chịu giá cao

Tỷ giá: làm thế nào chữa bệnh từ gốc?

Trái với kỳ vọng khắc phục tình trạng hai tỷ giá, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá niêm yết của ngân hàng đang tăng lên sau khi ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá vào ngày 11.2 vừa qua. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có thêm những giải pháp đồng bộ, để chữa bệnh từ gốc.

Trong khi giá USD ngoài thị trường tự do có lúc, có nơi vút lên mức 22.000 đồng/USD vào sáng hôm qua (17.1), giá USD trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng vài chục đồng, đang ở mức 21.230 – 21.250 đồng/USD, giá bán ra của ngân hàng ở mức 21.400 đồng/USD. Nhiều doanh nghiệp, vì lo ngại, đã vội vã chạy đi mua USD thanh toán.

 
Nhiều người đang lo lắng về sức khoẻ đồng tiền. Trong ảnh: người dân mua vàng miếng ngày 17.2 khi giá vàng tiếp tục tăng đến mức 37 triệu đồng/lượng. Ảnh: Lê Quang Nhật

Một doanh nghiệp gọi điện hỏi nhân viên một ngân hàng tỷ giá USD/VND và đã ngớ người khi nghe hỏi lại: “Có nhiều giá lắm, chị muốn hỏi giá nào?” “Tôi tưởng ngân hàng chỉ có một giá chính thức thôi chứ”, chị nói.

Có USD, chưa bán

“Lẽ ra thị trường ngoại tệ phải được khơi thông với lượng cung dồi dào hơn. Thế nhưng, những thông tin kinh tế xã hội trong hai - ba ngày gần đây đã không hỗ trợ thị trường”, ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc ngân hàng Eximbank nói. Hai ngày gần đây, những thông tin kinh tế vĩ mô như giá điện, nước, than… sẽ có điều chỉnh tăng, tin đồn về dự trữ ngoại hối quốc gia… đã khiến tâm lý doanh nghiệp dao động. “Họ lo lắng và vội vã đi mua ngoại tệ để thanh toán”, ông nói.

Sau tết, hàng tồn còn nhiều, sức mua thấp, nên nhiều nhà nhập khẩu đều chưa nhập hàng. Dù vậy, doanh nghiệp khó, thậm chí không mua được USD với giá niêm yết chính thức nếu không chấp nhận một “khoản phí”, thấp nhất là 360 đồng, còn trung bình là 500 đồng/đôla Mỹ.

Giám đốc một công ty nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc tại TP.HCM cho biết, từ khi điều chỉnh tỷ giá cho tới nay, muốn mua số lượng lớn đôla Mỹ tại ngân hàng cũng có, với điều kiện: chấp nhận tỷ giá 21.400 đồng/USD. “Tỷ giá này thấp hơn thị trường tự do khoảng 500 đồng/USD nhưng lại cao hơn 500 đồng so tỷ giá ngân hàng niêm yết. Nếu chấp nhận, muốn bao nhiêu, ngân hàng cũng đáp ứng”, giám đốc doanh nghiệp này chia sẻ. Với nhu cầu mỗi tháng khoảng 2 triệu USD, nếu chấp nhận, tính ra doanh nghiệp này mất khoảng 1 tỉ đồng cho chênh lệch.

Các ngân hàng khi được hỏi đều cho biết, đa số doanh nghiệp có nguồn thu USD tiếp tục chờ một mức giá mới, và chỉ bán khi cần tiền.

 
Ngày 11.2, khi ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, chênh lệch tỷ giá giữa VCB và thị trường tự do đã giảm xuống còn 2,44% so với hơn 9% trước đó. Nhưng sau ngày này, chênh lệch tỷ giá giữa hai khu vực ngân hàng và thị trường tự do lại lớn dần.

Khơi thông nguồn ngoại tệ?

Lượng cung USD còn bị nghẽn bởi không ít người đã gom USD đầu cơ từ trước tết. Một người cho biết, ông đang giữ vài trăm ngàn USD, và có người ông biết đầu cơ đến vài triệu USD, và đến giờ họ vẫn giữ chưa bán ra. Theo ngân hàng Nhà nước, trong tháng 1 huy động bằng USD tăng, huy động bằng tiền đồng giảm. Cụ thể, tổng số dư tiền gửi đến ngày 21.1.2011 giảm 2,46% so với tháng trước. Trong đó, số dư tiền đồng giảm 4,12% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%. Nguyên nhân, do lãi suất huy động USD thời điểm trước tết ở mức cao từ 5 – 6%, cùng với tâm lý thăm dò việc nâng tỷ giá dịp gần tết, do đó người gửi tiền chọn gửi USD và rút tiền đồng để chi trả cho các nhu cầu mua sắm tết.

Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng, ngân hàng cũng găm giữ ít nhất vài tỉ USD. Với quy định cho phép giữ trạng thái ngoại tệ đến 30% vốn điều lệ, không ít ngân hàng đã giữ trạng thái dương khá lớn và hạn chế bán ra, hoặc bán ra với mức giá thoả thuận. Quy định hiện nay, một ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, tương đương 150 triệu USD, được phép giữ tối đa 45 triệu USD.

“Chỉ tính riêng tiền gửi ở TP.HCM đã lên đến 9 tỉ USD. Việt Nam không thiếu USD, vấn đề là làm thế nào để khơi thông nguồn này”, một nguồn tin cho hay.

Nguồn: SGTT