Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nghề "sắt vụn" lao đao

Từ đầu năm đến nay, sức tiêu thụ thép xây dựng trên thị trường liên tục giảm không những khiến nhiều "đại gia" sản xuất, kinh doanh sắt thép điêu đứng mà nhiều làng nghề "sắt vụn" cũng lao đao vì không tiêu thụ được hàng...

Thu mua sắt vụn (ảnh minh họa)

Chúng tôi về hai xã Tề Lỗ và Đồng Văn (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày đầu tháng 11. Đây là những địa phương vốn nổi tiếng khắp cả nước với nghề "mổ xe", buôn bán sắt vụn, máy móc, thiết bị. Chính nghề "sắt vụn" đã làm cho cuộc sống của người dân nơi đây trở nên giàu có, được dư luận "gán" cho danh hiệu" xã "tỷ phú".

Thế nhưng, trái với không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương mà chúng tôi đã từng được chứng kiến vào thời điểm này năm ngoái, lúc này hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh sắt vụn ở đây đã tạm ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Đây đó có những nhóm thợ túm năm, tụm ba ngồi uống nước chè, nói chuyện phiếm. Một số khác đang vây quanh những bàn bi-a. Nhà xưởng đóng im ỉm, lặng như tờ... Chúng tôi vào một cơ sở kinh doanh sắt vụn, máy móc ở thôn Giã Bàng, chủ nhà bày tỏ tâm tư: "Lo lắm các chú ạ, sắt phế liệu đang từ 8.500 đồng/kg nay xuống 3.500 đồng mà cũng chẳng ai mua. Hiện cơ sở đang tồn khoảng gần một trăm tấn sắt phế liệu. Nếu "may mắn" bán được với giá 3.500 đồng/kg thì cũng lỗ mất gần 500 triệu đồng. Ngoài việc không bán được sắt phế liệu, thì các loại máy móc, thiết bị (thu được sau khi "mổ" xe) hay các loại xe ô tô, máy công trình sau khi được sửa chữa, tân trang (trước đây bán rất chạy) cũng hầu như không ai hỏi mua. Điều chúng tôi lo nhất là đã vay tiền ngân hàng tại thời điểm lãi suất quá cao-1,75%/tháng để nhập hàng (xe cũ) cũng với giá rất cao, bây giờ bán rẻ cũng chẳng ai mua...".

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết hiện ở hai địa phương này có hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh sắt vụn rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tổng số tiền nợ ngân hàng của các cơ sở này đã lên rất cao mà không biết lấy gì để trả vì lượng hàng tồn không biết lúc nào mới tiêu thụ được... Tình trạng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sắt thép phế liệu phải tạm ngừng hoạt động do không tiêu thụ được hàng không chỉ khiến các "ông chủ" mất ăn mất ngủ mà còn khiến hàng trăm lao động làm thuê rơi vào cảnh thất nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội... Trong khi đó thì chính quyền địa phương chưa có động tĩnh gì để tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp, họ chỉ còn biết ngồi chờ đợi giá thép lên...

(Quân Đội Nhân Dân)

ĐỌC THÊM