Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính

Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành trọng tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt với ngành thép-phân khúc quan trọng trong sx, có phát thải khí nhà kính lớn.

Lượng phát thải của ngành thép lớn

Ngày 8/2/2023, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đã công bố những cập nhật mới nhất về kế hoạch triển khai CBAM, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/10/2023. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thời gian 3 năm chuyển tiếp trước khi CBAM chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 và vận hành hoàn toàn vào năm 2034.

Từ ngày 1/10/2023, ngành thép sẽ phải thực hiện báo cáo theo CBAM

Từ ngày 1/10/2023, ngành thép sẽ phải thực hiện báo cáo theo CBAM

Cùng với đó, Việt Nam đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ phải kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Chính phủ.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực thép đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định, bởi thông qua mô hình sản xuất, kinh doanh tuần hoàn, bền vững và phát thải carbon thấp, doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ đóng góp trực tiếp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất, tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Tại Việt Nam, ước tính, ngành thép sẽ thải ra khoảng 122,5 triệu tấn CO2 vào năm 2025 và khoảng 132,9 triệu tấn vào năm 2030, chiếm khoảng 17% tổng lượng khí thải của cả nước. Kiểm toán, giảm thiểu và báo cáo phát thải khí nhà kính ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty thép để đáp ứng các quy định chặt chẽ nhằm hướng đến mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 và yêu cầu khắt khe về thép có hàm lượng carbon thấp của người mua cuối trong chuỗi giá trị.

Nhiều biện pháp thực hiện

Hiện, mức phát thải trong sản xuất thép của Việt Nam cao hơn nhiều so với trung bình của thế giới, đây là thách thức không nhỏ. Ông Mã Khai Hiền - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng Enerteam - cho biết: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính trung bình của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của thế giới từ 23 - xấp xỉ 30%. Cụ thể, mức phát thải trung bình trong ngành thép của Việt Nam hiện đang ở mức 2,51 tấn CO2/tấn thép thô trong khi mức trung bình của thế giới là 1,85 tấn CO2/tấn thép thô.

Lượng phát thải khí nhà kính trong ngành thép tăng trung bình 9% giai đoạn 2016 - 2030 từ 178 triệu tấn CO2 năm 2015 lên 646 triệu tấn năm 2030, dự kiến 1.388 triệu tấn vào năm 2050. Sản lượng thép sản xuất của Việt Nam năm 2020 đạt 20 triệu tấn thép thô và 29,3 triệu tấn thép thành phẩm. Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất thép thô với mức tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 là 17,8%. Quy mô toàn ngành thép chiếm khoảng 5% GDP của Việt Nam. “Do vậy, dù muốn hay không các doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện các giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính” - ông Hiền khẳng định.

Để góp phần vào mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050, thì các giải pháp để thực hiện bao gồm: Thực thi hiệu quả năng lượng, điện khí hóa và sử dụng nhiên - nguyên liệu carbon thấp, lưu trữ năng lượng, thực thi CCUS (công nghệ - thị trường - chính sách) cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng mới. Ông Mã Khai Hiền đề nghị, ngành thép có thể sử dụng nhiên liệu thay thế (hydro thay thế một phần khí thiên nhiên; thu hồi năng lượng và vật liệu từ tro xỉ; dùng hydro trong DRI - EAF (DRI có thu hồi CO2 - thay thế kim loại và phi kim); sử dụng công nghệ lò nấu luyện lửa (Flash), tinh luyện thép phế thu hồi Cu, Sn và kim loại khác; thu hồi khí lò cao 90%+CCS. Đồng thời, sử dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu; sản xuất thông minh và công nghệ IT để tăng hiệu quả năng lượng; sản xuất linh hoạt theo module; thu hồi nhiệt thải, công nghệ khử bằng H2 trong BF cũng như mở rộng quy mô áp dụng lò cảm ứng điện từ… Đây cũng là những giải pháp đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ BAT áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng, giảm khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, động viên từ phía Chính phủ và các cơ quan liên quan như: Xây dựng và cập nhật định mức năng lượng (MEPS); nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp xác định và hiểu rõ các công nghệ giảm phát thải phù hợp để áp dụng vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hỗ trợ tài chính “xanh và sạch” để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và mạnh dạn áp dụng các công nghệ giảm phát thải, BAT và BEP (kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất).

Ông CHU ĐỨC KHẢI - Chủ tịch Hội Đúc và Luyện kim Hà Nội:

Ước tính, sản xuất 1 tấn thép phát thải ra khoảng 2 tấn CO2. Trên thế giới, sản xuất thép hiện chiếm từ 7 - 9% lượng khí thải toàn cầu, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam là 17%.

Nguồn tin: Công thương

ĐỌC THÊM