Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành công nghiệp thép: Thiếu trầm trọng nhân lực chất lượng cao

 

Ngành thép là ngành sản xuất công nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) hiện đại, đòi hỏi nhân lực phải linh hoạt, phản ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ... Tuy vậy, việc cơ cấu lại nguồn nhân lực sau cổ phần hóa khiến cho nhiều DN trong ngành bị dôi dư lao động, nhất là nhóm lao động phổ thông, yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật.

 

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 30.000 lao động đang làm việc trong ngành, nhưng số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chỉ chiếm khoảng 5%. Điều này cho thấy chất lượng, năng lực đào tạo nguồn nhân lực ngành thép rất yếu, chưa đạt yêu cầu; chương trình đào tạo chưa phù hợp, nội dung còn nặng, chưa thiết thực; trang thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu; công tác nghiên cứu, thực tập và ứng dụng KHKT chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, tiến trình hội nhập bộc lộ rõ sự cạnh tranh quyết liệt về trình độ chuyên môn trong giới kỹ thuật. Trong khi các chuyên gia nước ngoài thể hiện trình độ, chuyên môn cao thì trình độ và năng lực ứng dụng KHKT của đội ngũ cán bộ, kỹ sư đầu ngành về luyện kim, cơ khí trong nước còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực luyện kim đen. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao là người Việt Nam trong các liên hợp luyện thép còn mỏng, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và hoạt động của các dự án thuộc liên hợp này.

Để giành thế chủ động

Theo đánh giá của giới chuyên môn, quy trình phát triển nguồn nhân lực của ngành thép còn thiếu, chưa đồng bộ, một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đã hạn chế quá trình tham gia vào phân công và hợp tác lao động ở quy mô lớn giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Vì vậy, về lâu dài, Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể, tập trung đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo nhân lực phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của ngành thép nói riêng cũng như các ngành kinh tế mũi nhọn nói chung. Cụ thể như: xác định từng bậc kiến thức cho từng nghề; xác định đúng mục tiêu đào tạo cụ thể để xây dựng các chương trình khung cho từng cấp trình độ, đồng thời biên soạn đề cương, giáo trình, giáo án, sách tham khảo cho phù hợp.

Bằng nhiều hình thức, phải tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong đào tạo như mời chuyên gia, giáo sư giỏi đến giảng dạy, trao đổi thực tập ngắn hạn và dài hạn, hay cử sinh viên đi học ở nước ngoài. Việc đào tạo luôn gắn liền với tái đào tạo. Các kỹ sư khi ra trường đã công tác lâu năm, cần được định kỳ tái đào tạo để họ cập nhật kiến thức, thiết bị và công nghệ mới.   

HNM

ĐỌC THÊM