Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngân hàng 'tiếp tay' thép ngoại, doanh nghiệp nội kêu cứu

Thép thành phẩm được ưu tiên đảm bảo ngoại tệ trong khi thép phế, nguyên liệu chủ yếu sản xuất phôi, lại bị ngân hàng từ chối. 7 doanh nghiệp đồng loạt gửi thư lên Chính phủ kiến nghị xem xét lại.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2009, công suất sản xuất phôi thép trong nước đạt 4,5-4,7 triệu tấn một năm đáp ứng 60% nhu cầu phôi thép. Trong đó, thép phế liệu nội địa chiếm khoảng 1,5 triệu tấn chỉ đáp ứng 40% nhu cầu phôi thép cả nước. Năm 2007, Việt Nam nhập khoảng 1 triệu tấn thép phế với kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 240 triệu USD thì đến năm 2008, con số này đã lên tới 1,5 triệu tấn kim ngạch lên tới 690 triệu. Điều này cho thấy thép phế nhập khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng.

Thép phế không được ưu tiên đảm bảo ngoại tệ khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa. Ảnh: Vinasme.

Theo chỉ đạo từ ngân hàng Nhà nước, thép phế không thuộc đối tượng ưu tiên đảm bảo ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc mở LC nhập khẩu phế liệu thép làm nguyên liệu sản xuất phôi trong nước. Một số công ty có nguy cơ đóng cửa.

Trước tình hình đó, Tổng công ty thép Việt Nam vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ công Thương và văn phòng Chính phủ phản ánh việc các danh mục hàng hóa được ưu tiên xuất khẩu ngoại tệ. Theo tổng công ty thép Việt Nam, việc Ngân hàng Nhà nước ưu tiên cung ứng ngoại tệ để mua phôi thép và thép thành phẩm mà bỏ qua thép phế đang đi ngược với chủ trương đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước của Chính phủ.

Tổng công ty thép cho rằng, ngân hàng ưu tiên cho nhập khẩu thép thành phẩm nhưng không quy định rõ chủng loại cụ thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thép trong nước. Bởi thép thành phẩm còn bao gồm những sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được và phải nhập khẩu toàn bộ như thép tấm, lá cán nóng (HRC), thép hợp kim, thép chế tạo.

Ông Đậu Văn Hùng, Tổng giám đốc công ty thép Việt Nam cho rằng cần phải phân tách rõ những loại thép thành phẩm được xếp vào nhóm ưu tiên hỗ trợ ngoại tệ. "Các ngân hàng cần ưu tiên, hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thép phế, than mỡ, than coke... Bởi trên thực tế, nhu cầu sử dụng than mỡ và than coke đang rất lớn", ông Hùng kiến nghị.

Bên cạnh đó, ông Hùng bổ sung, các ngân hàng phải cân đối hợp lý ngoại tệ cho nhập khẩu như phôi thép và thép thành phẩm Việt Nam chưa sản xuất được (thép cán nóng, thép tấm đóng tàu, thép cơ khí chế tạo và một số loại thép hợp kim). Hạn chế ngoại tệ để nhập khẩu thành phẩm đã sản xuất trong nước và đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu như thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ sơn phủ màu..

Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, cho hay trước đó đã có 6 doanh nghiệp (Công ty thép Việt Ý, Công ty thép Vạn Lợi, công ty cổ phần thép Đình Vũ, Công ty thép Hòa Phát, công ty thép Hưng Tài, công ty thép Việt) đồng loạt gửi văn bản lên Chính phủ phán ánh về thép phế liệu không được ngân hàng đảm bảo ngọai tệ.

Ông Cường cho rằng, thép thành phẩm được ưu tiên đảm bảo ngoại tệ trong khi thép phế bị bỏ qua sẽ dẫn tới vô tính các ngân hàng tiếp tay cho thép nội đẩy thép ngoại vào tình hình khó khăn.

"Trung Quốc và các nước ASEAN luôn ưu tiên xuất khẩu phôi thép, giảm VAT, đánh thuế xuất khẩu bằng 0. Quy định này của ngân hàng sẽ kích cầu cho thép ngoại khiến thép nội có nguy cơ đóng cửa", ông Cường nhận đinh.

(vnExpress)

ĐỌC THÊM