Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngân hàng "cầm đèn đỏ", gánh nặng như chì

Thời gian qua, NHNN liên tục giao mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Tuy không công bố nhưng sau sự “ồn áo” của các ngân hàng nhóm đầu, nhóm 3,4 cũng bắt đầu lộ diện.

NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mức 15% đến 17% (nhóm 1,2) cho các ngân hàng Eximbank, SeaBank, ACB, Maritime Bank, VPBank (ngân hàng Việt Nam Thinh vượng), MB (ngân hàng TMCP Quân đội) , VIB (ngân hàng Quốc tế), Sacombank có tên trong nhóm 1.

Ngân hàng nhóm 2 là tên của những ngân hàng Nam Á Bank, Đại Á, Nam Việt, KienLong Bank, Agribank, SHB, Liên Việt Post, Đại Tín, Phương Nam (Southerbank), Phương Đông (OCB), SCB (ngân hàng TMCP Sài Gòn), An Bình, Mê Kông…

Như vậy, điều dư luận quan tâm hiện nay không phải là danh sách các ngân hàng nhóm đầu mà là tên tuổi của những ngân hàng trong top “đèn đỏ”. Tuy NHNN khẳng định sẽ không công bố danh sách các ngân hàng nhóm cuối và những ngân hàng này đang rất “im hơi lặng tiếng” nhưng khách hàng vẫn có thể dễ dàng đọc tên những ngân hàng này sau những “hoan hỉ” của nhóm đi đầu.

Ngân hàng nhóm cuối đang "đau đầu". (Ảnh minh họa)

Theo những hé lộ của lãnh đạo NHNN thì có 8 ngân hàng “xấu số” sẽ có tên trong nhóm 4. Bằng phương pháp loại trừ, có thể kể tên các ngân hàng đang “im hơi lặng tiếng” và nguy cơ nhất hiện nay: NaviBank (NHTM CP Nam Việt) , Habubank (ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội), NH TMCP Đại Tín (Trustbank), GPBank (ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu), Tien Phong, WesternBank (ngân hàng TMCP Phương Tây), Đông Á, Saigonbank (ngân hàng Sài Gòn Công Thương), HDBank, SCB (ngân hàng TMCP Sài Gòn), Oceanbank (ngân hàng TMCP Đại Dương)… Đây là những cái tên còn lại đang nằm trong nguy cơ “cầm đèn đỏ”.

Trong số những tên tuổi nói trên thì Habubank là ngân hàng đầu tiên tuyên bố lỗ nặng trong quý IV/2011, đồng thời keó theo lợi nhuận sau thuế cả năm 2011 của ngân hàng này tụt thảm hại tới 45% so với cùng kỳ.

“Sáng sủa” nhất trong nhóm có thể nhắc tới là ngân hàng TienPhong. Tuy đang trong thời gian hồi hộp chờ đợi, nhưng sau tuyên bố về cổ đông chiến lược mới Tập đoàn DOJI thì tương lai của ngân hàng này “đang sáng lên” và có thể tự cứu mình khỏi “vấn nạn” phân loại và sáp nhập.

Dễ thông cảm được thái độ lo lắng, “im hơi lặng tiếng” của các ngân hàng nhóm cuối khi họ đang gánh rất nhiều áp lực trên vai. Áp lực trước hết đến từ phía NHNN khi những ngân hàng này đang trong “tầm ngắm” của cấp trên. Ngoài ra, một áp lực không nhỏ khác bắt nguồn từ chính những ngân hàng nhóm đầu. Trong những ngày qua, ngân hàng nhóm đầu liên tiếp có những kế hoạch mở rộng, bành trướng thị trường để “cướp khách” của những ngân hàng nhóm cuối.

Áp lực từ khách hàng đổ lên vai ngân hàng nhóm cuối cũng là vấn đề “khó ăn khó nói” của những ngân hàng này. Có thể người dân không bị chi phối bởi hoạt động yếu kém của ngân hàng mà do phần nhiều áp lực tạo nên từ việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Bởi nếu gửi tiền nhóm 1,2, nhưng sau 6 tháng một trong số những ngân hàng này chẳng may phải “cầm đèn đỏ”, thì lúc đó khách hàng chỉ còn biết kêu trời.

Rõ ràng áp lực tứ phía đang đè nặng lên các ngân hàng nhóm 3,4, tuy nhiên, theo Chỉ thị 01/CT-NHNN cũng nêu rõ sau 6 tháng thực hiện phân nhóm, giao chỉ tiêu tăng tăng trưởng tín dụng, NHNN xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.

Như vậy, cơ hội bứt phá chưa phải đã hết đối với nhóm ngân hàng “cầm đèn đỏ” và ngân hàng nhóm 1,2 chưa hẳn đã loại bỏ được mình khỏi danh sách “cầm đèn”.

Nguồn tin: (Nguoiduatin.vn)