Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngân hàng và doanh nghiệp "xung đột" lợi nhuận

Trong khi lợi nhuận các ngân hàng thương mại 6 tháng đầu năm đạt mức cao 15-20% thì nhiều Tổng công ty lớn như xi măng… chỉ đạt 2,3%. Điều này đang gây bức xúc cho các doanh nghiệp sản xuất. Theo kiến nghị nhiều doanh nghiệp nếu không xem xét lại việc cho vay thì sản xuất ngưng trệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, gây bất ổn xã hội.

Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, 6 tháng đầu năm lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí tài chính công ty đạt 314 tỷ đồng bằng 25,1% so với kế hoạch đạt ra. Trong khi đó, tổng mức đầu tư toàn tổng công ty 12.500 tỷ đồng. Như vậy với so tổng mức đầu tư, lợi nhuận đạt được chỉ chiếm 2,3%. Đây là con số quá ít ỏi và có lẽ chưa bao giờ tình hình sản xuất Vicem lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Theo ông Chung, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế đang hình thành hai khối, trong đó khối ngân hàng đặt lợi nhuận rất cao trong khi doanh nghiệp ngược lại.

"Trong cuộc họp giao ban Đảng ủy khối Trung ương, báo cáo cho thấy lợi nhuận các ngân hàng thương mại 6 tháng đầu năm đạt mức cao 15-20% trong khi các doanh nghiệp sản xuất như Vicem lại chỉ đạt lợi nhuận 2,3%. Với lợi nhuận này, Vicem không thể đủ tiền để trả lợi nhuận cổ đông theo lãi suất tiền gửi. Ngân hàng đang cho doanh nghiệp sản xuất vay mức lãi suất 22-24%, với bối cảnh hiện nay chắc chỉ có doanh nghiệp nào "sắp chết" mới tính vay ngân hàng. Còn doanh nghiệp nào đi vay thì chắc chỉ đủ để "nấu cháo" chứ không thể đủ để sản xuất. Nếu như doanh nghiệp đổ bể thì chẳng nhẽ ngân hàng đi bắt nợ doanh nghiệp hay chăng?" ông Chung ví von.

Để cứu các doanh nghiệp, Chủ tịch Vicem kiến nghị, ngân hàng nhà nước nên xem xét lại các khoản mục cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất. Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, chênh lệch giá lớn doanh nghieepj không sản xuất nữa lúc đó hậu quả khôn lường.

Không chỉ Vicem, Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam ((VNIC) cũng đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lợi nhuân. Ông Dương Khánh Toàn - Tổng giám đốc VNIC, tính đến ngày 30/6/2011, vốn chủ sở hữu đặt 15.600 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế đặt 560 tỷ đồng bằng 18% kế hoạch năm (Kế hoạch 3.100 tỷ đồng). Với số vốn 15.600 tỷ đồng tập đoàn đầu tư 8.000 tỷ đồng, trong đó dở dang công nợ quá lớn trên 5.500 tỷ đồng.

Theo ông Toàn, chưa có năm nào chỉ số lợi nhuận lại thấp như vậy. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm là do chủ đầu tư tại các công trình mà Tập đoàn thi công thiếu vốn thanh toán dẫn đến giá trị dở dang, công nợ của Tập đoàn lớn vượt quá khả năng của các đơn vị trong khi lãi vay ngân hàng quá cao các công trình làm cầm chừng, kế hoạch xây mới không đủ đã làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thi công. Mặt khác, sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho tập đoàn trong những năm qua laf kinh doanh nhà và đô thị, trong 6 thán đầu năm gặp nhiều khó khăn do thị trường đóng băng và chính sách tài chính thắt chặt đối với lĩnh vực phi sản xuất.

"Tình trạng này kéo dài đã vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp cũng như Tập đoàn. Vì vậy, Tập đoàn kiến nghị Chính phủ, ngân hàng nhà nước giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tối thiểu không bị thua lỗ do chi phí tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo và tạo điều kiện các chủ đầu tư đảm bảo vốn thi công và thanh toán các công trình trọng điểm của nhà nước, cần có cơ chế xử lý lãi vay, chậm thanh toán đối với các dự án này " ông Toàn đề xuất.

Nguồn tin: (VnMedia)