Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nâng giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu

Nâng giá tương đối đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ là sự lựa chọn phù hợp nhất trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đây là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Việc nâng giá tương đối đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ có những tác động tích cực nhất định so với giảm giá hoặc thậm chí phá giá mạnh đồng Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nếu đồng tiền bị nâng giá quá cao thì lượng cầu về ngoại tệ sẽ càng lớn và áp lực phá giá đồng tiền lại càng lớn. Việc nâng giá thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, tăng tích lũy tài sản tính bằng đồng Việt Nam và phục vụ chính sách hạn chế tối đa nạn đô la hóa trong nền kinh tế đang làm giảm tác động của các công cụ tài chính - tiền tệ, thực hiện chủ trương các giao dịch kinh tế và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nâng giá còn tạo điều kiện làm cho giá hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trên thị trường Việt Nam trở nên rẻ hơn, làm giảm đáng kể các khoản nợ nước ngoài nên giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia và đóng góp của nhân dân. Việc nâng giá có tính toán và cân nhắc thận trọng sẽ không tạo ra những "cú sốc" lớn như phá giá mạnh đồng tiền.

Tuy nhiên, việc nâng giá đòi hỏi khả năng của chính phủ trong việc bảo đảm một lượng ngoại tệ đủ mạnh và có cơ chế điều hành phù hợp nhằm duy trì được tỷ giá ở vùng mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định. Chính phủ sử dụng gói kích cầu trực tiếp nền kinh tế từ tháng 4/2009 với trị giá 8 tỷ USD đưa nền kinh tế giảm thiểu tác động của
tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, tạo chỗ dựa để ổn định đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác.

usd_vnd.jpg

Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu tỷ giá thực tế và cân bằng giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ là 22.000 VND/USD, thì việc duy trì tỷ giá ở con số 18.500 VND/USD chính là việc nâng giá tương đối đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Như vậy, tình trạng dư cầu rất lớn về ngoại tệ xuất hiện. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một lực lượng dự trữ lớn ngoại tệ để điều tiết. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế, lượng ngoại tệ Việt Nam dự trữ vào khoảng 20 tỷ USD. Nếu sử dụng có hiệu quả lượng ngoại tệ từ các kênh khác như kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thì khả năng duy trì đồng Việt Nam với giá cao là có thể được, đồng thời cần chú ý đến quan hệ thương mại song phương. Chẳng hạn, các thị trường truyền thống và có quan hệ tương đối ổn định với Việt Nam như thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nên duy trì tỷ giá thấp để thúc đẩy việc năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam và khai thác triệt để lợi thế lao động rẻ cũng như tác động tái phân phối thu nhập từ vốn sang lao động, tranh thủ tối đa năng lực quản lý từ các đối tác nước ngoài này. Hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường thâm nhập có hiệu quả vào các thị trường truyền thống có thu nhập cao này. Đối với các thị trường mới như thị trường châu Phi chẳng hạn, nơi có thu nhập thấp, có thể duy trì tỷ giá cao để hàng Việt Nam có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường.

Đồng thời, khi công bố tỷ giá chính thức nên chú trọng tới việc nâng giá đồng Việt Nam để định hướng thị trường tự do cùng với các cơ chế dự báo, cảnh báo sớm những biến động của thị trường trong và ngoài nước để điều tiết phù hợp như dự báo về tình hình xuất - nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ, tình hình đầu tư nước ngoài và độ co giãn của cầu về ngoại tệ so với sự biến động của tỷ giá hối đoái mà trực tiếp là cầu về đồng đô la Mỹ.

SAGA.vn

ĐỌC THÊM