Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Năm 2009: Trung Quốc nhập siêu than cốc

Trong bối cảnh hiện tại, thị trường than cốc Trung Quốc đã khá bình ổn. Nhu cầu có chuyển biến tốt, mối quan hệ cung cầu được cân bằng. Nhưng sự mất cân đối giá cả than cốc trong và ngoài nước là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ nhập siêu trong năm 2009.

Mặc dù sự thay đổi của giá than cốc không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm, nhưng lượng than nhập khẩu lớn như trong thời gian qua là một “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với ngành khai thác và sản xuất than Trung Quốc. Tuy ngành sản xuất than cốc đã có nhiều dấu hiệu lạc quan trở lại, nhưng trong dài hạn tình hình chưa hẳn mang nhiều chiều hướng tốt.

Nhập khẩu thể hiện chiều hướng tăng.

Theo thống kê, tổng lượng nhập khẩu tháng 11 đạt 10,623 tấn, tháng 12 đạt 4,518 tấn, tháng 9 đạt 31,149 tấn, mười một tháng đầu năm đạt 150,000 tấn. Trước đây, Trung Quốc là một nước sản xuất và xuất khẩu than cốc lớn, thông thường lượng than cốc nhập khẩu chỉ chiếm một con số rất nhỏ. Năm 2008, nhập khẩu xấp xỉ 140 tấn, năm 2007 nhập 458 tấn. Nguồn cung trong nước cũng đã đáp ứng khá đầy đủ lượng than dùng trong luyện kim.

Trong năm nay, lượng than nhập khẩu đã tăng đột biến. Năm 2009 chứng kiến một sự đi xuống của nền kinh tế thế giới nói chung và ngành gang thép nói riêng. Sự hồi phục lại của nền kinh tế Trung Quốc khá nhanh, nên đã kéo giá than cốc lên khá cao. Trong khi đó, giá than nhập khẩu lại thấp hơn giá trong nước. Cộng thêm các chính sách nhập khẩu ưu đãi nên than nhập khẩu đã chiếm ưu thế trên thị trường.

Đầu tháng 11, giá than cốc nội địa bắt đầu tăng. Trong hai tháng qua, giá than cốc đã tăng lên khoảng 100-150 RMB/tấn (15-22 USD/tấn). Thời gian gần đây, việc cho ngưng hoạt động hoặc sát nhập các nhà máy than nhỏ lẻ ở tỉnh Sơn Tây đã khiến cho lượng cung than cốc không ổn định lắm và sự bất ổn này tạo điều kiện thuận lợi cho than ngoại thâm nhập thị trường nội địa.

Các nhà máy phải hạn chế năng suất sản xuất xuống chỉ còn 60% để giảm thiểu gánh nặng khi không còn thu được nhiều lợi nhuận như trước. Giá than cốc xuất xưởng (đã bao gồm thuế) tại tỉnh Sơn Tây hiện vào khoảng 1,800-1,900 RMB/tấn (264-278 USD/tấn)

Ngành than nội địa: Lo ngại cho thị trường trong lẫn ngoài nước.

Nhìn từ góc độ nhà sản xuất, lượng than cốc nhập khẩu trong thời gian tới không có nhiều khả năng tăng mạnh. Lượng tiêu thụ than toàn quốc trong năm nay đạt 3 tỷ tấn, thì lượng nhập khẩu 150,000 tấn là không đáng kể. Lượng than nhập khẩu chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Mông Cổ, Nga.

Tuy Nhật Bản là nước xuất khẩu than cốc khá nhiều, nhưng nước này không có nguồn than luyện kim dồi dào. Nhưng với công nghệ kỹ thuật hiện đại họ nhập than luyện kim về và sản xuất ra loại than cốc tốt cung ứng cho thị trường.

Nguồn than nhập khẩu từ Mông Cổ rất có thể là do các nhà máy Trung Quốc mở chi nhánh để khai thác và sản xuất than. Sau đó, xuất khẩu lại cho Trung Quốc. Nguồn tài nguyên than của Mông Cổ rất dồi dào, nhưng nhu cầu của nước này lại không cao, thêm nữa hệ thống vận tải hàng hóa rất khó khăn nên việc xuất khẩu sang Trung Quốc là một lựa chọn khôn ngoan hơn.

Song song đó, lượng dư thừa than cốc của Trung Quốc quá nhiều, không có cách nào giải quyết. Tổng sản lượng đầu ra khoảng 3.8 tỷ tấn nhưng nhu cầu trong nước chỉ khoảng 3.3 tỷ tấn. Các công ty sản xuất than lớn trong nước như Antai, Heihoa, Shanxi v.v nhận định rằng xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới không mấy khả quan.

Xu hướng giá thấp của than, phôi và các nguyên liệu đầu vào thấp của thế giới sẽ không có nhiều khả năng duy trì đến tận năm sau. Do đó, giá than thế giới trong năm sau sẽ phải tăng cao theo xu thế chung do đó sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh với than Trung Quốc và nước này sẽ thoát khỏi tình trạng nhập siêu như năm nay.

(Sacom)

ĐỌC THÊM