Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ: Trung Quốc đau đầu về sự dư thừa sản xuất

Tạp chí “Business Week” của Mỹ phát hành trước cho ngày 21/12 tới có đăng một bài báo với tiêu đề “Trung Quốc đau đầu về sự dư thừa sản xuất”. Sự bất lợi do gói kích cầu khổng lồ của chính phủ Trung Quốc mang đến chính là sự dư thừa sản xuất. Điều này có thể gây ra các khoản vay xấu tại Trung Quốc. Trên thực tế, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có thể gây ra các cuộc va chạm thương mại.

Đối với tập đoàn gang thép Bao Đầu, năm nay thực sự là một năm khó khăn. Từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán 10 năm về trước, năm 2009 là năm đầu tiên các khoản thu về của công ty phải chịu tổn thất, giảm mất 21%. Mặc dù có liên quan đến việc xuất khẩu thép suy giảm, nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ngay tại trong nước. Sản lượng thép trong năm nay của Trung Quốc so với lượng tiêu thụ thực tế trong nước nhiều hơn 200 triệu tấn. Đại diện chứng khoán của công ty cho biết: “Dư thừa sản xuất đang ảnh hưởng đến mỗi doanh nghiệp trong ngành gang thép”, “Chúng tôi ngoài việc chấp nhận thì không còn sự lựa chọn nào khác”.

Tình hình này liệu có giống với dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2009 sẽ vượt 8% hay không? Mặc dù gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD của chính phủ Trung Quốc có lợi cho Trung Quốc trong việc thoát khỏi khủng hoảng, nhưng việc này cũng mang đến sự bất lợi. Các khoản đầu tư vào tài sản cố định như chi tiêu tại các nhà máy, đường cao tốc và các công trình lớn khác nửa đầu năm nay đã tăng 40%, hơn nữa đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế.

Bản thân Trung Quốc cũng lo lắng về sự dưa thừa sản xuất. Nếu các doanh nghiệp dư thừa sản xuất, không thể bán được sản phẩm, họ sẽ “bí quá hóa liều” mà không thi hành trách nhiệm trả nợ. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư quá mức vào sản xuất, sẽ gây trở ngại cho tiêu dùng nội địa, cản trở việc xây dựng một nền kinh tế với tiêu dùng làm động lực.

Điều này không dễ dàng giải quyết vấn đề. Đa số các công ty trong ngành chế tạo chịu tác động đều là các công ty lớn của nhà nước. Các công ty này là nguồn thu chủ yếu cho chính phủ. Tương tự như vậy, họ được hưởng trợ cấp của nhà nước về năng lượng và đất đai. Chủ tịch Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu tại Trung Quốc – ông Joerg Wuttke cho rằng, sự dư thừa sản xuất sẽ đứng trước các vụ va chạm thương mại.

Trung Quốc có thể không muốn thay đổi nền kinh tế vĩ mô, nhưng sự thay đổi này đối với những thách thức cần đương đầu lại là cần thiết. Ngày 7/12, hội nghị công tác kinh tế trung ương ám chỉ rằng, chi tiêu tài chính của chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít nhất 1 năm nữa. Các quan chức dường như vẫn chưa bày tỏ mong muốn tăng giá đồng NDT, cho nên hàng hóa xuất khẩu dư thừa của Trung Quốc tiếp tục chiếm ưu thế về giá cả trên thị trường quốc tế.

(Vitinfo)

ĐỌC THÊM